Toàn văn Văn bản trả lời của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm

TPO - Tìm hiểu tình hình sử dụng và quản lý Phẩm màu vàng tổng hợp E102 tại Việt Nam.

Chất E 102: Phẩm màu Tartrazin

Tên hóa học: Trisodium5-hidroxy-1-(4-sulfonatophenyl)-4- (sulfonatophenylazo)-H-Pyrazol-3-carboxylate.

Tên thường gọi: Tartrazine

Chức năng: Chất màu

Số thứ tự quốc tế INS: 102

Câu hỏi 1: Qua kênh của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (FA), xin cho biết qua tình hình sử dụng phẩm màu vàng tổng hợp tatrazine có ký hiệu E 102 trên thế giới thời gian gần đây.

Nhìn chung phẩm màu tổng hợp tartrazine cùng nhiều phẩm màu tổng hợp khác được phép sử dụng như một phụ gia thực phẩm rộng rãi trên toàn thế giới bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ và EU. Phẩm mầu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) và Ủy ban an toàn thực phẩm EU (EFSA) nghiên cứu từ những năm 1965-1966; 1975; 1984 trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm, đánh giá toàn diện và thiết lập mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được ADI từ 0 đến 7,5mg/kg thể trọng/ngày.

Dựa trên mức ADI này, Ban kỹ thuật về Phụ gia thực phẩm (CCFA) của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Ủy ban CODEX) đã quy định các mức tối đa (ML) của phẩm màu tartrazine trong 74 nhóm thực phẩm hoặc loại thực phẩm khác nhau.

Năm 2009, trước thông tin một số kết quả nghiên cứu đơn lẻ cho rằng E102 có thể gây dị ứng, Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu và Codex (Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế) đã giao các Ủy ban Khoa học của mình nghiên cứu lại và kết quả cho thấy: Chưa đủ bằng chứng cơ sở khoa học để kết luận E 102 gây các tác động mà một vài nghiên cứu nói trên nêu ra. Báo cáo cuối cùng và là mới nhất của Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu đánh giá E102 (EFSA Journal 2009; 7(11):1331) cũng kết luận “Hội đồng kết luận rằng các số liệu hiện tại không đưa ra được lí do để xem xét lại mức ADI 7,5mg/kg và các mức tiêu thụ tối đa, các ước tính tiêu thụ được tính toán lại đều nằm dưới mức ADI”.

Hiện tại chỉ có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc loại bỏ việc sử dụng phẩm màu này do lo ngại vấn đề dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm, còn hầu hết các nước của EU, Mỹ và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm.

Tại Việt Nam, E102 là phẩm màu tổng hợp được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QDBYT ngày 31/8/2001 của bộ trưởng Bộ Y tế. Tại quy định này, các chất được phép sử dụng với hàm lượng giới hạn tối đa (ML – maximum level) nhất định cho từng loại thực phẩm cụ thể (cụ thể xin xem văn bản tại trang web: www.fva.gov.vn).

Tại phiên họp lần thứ 34 tại hội đồng Bộ Y tế, Ủy ban Codex tại Geneva – Thụy Sỹ từ 4 đến 15/7/2100, đại diện Bộ Y tế, Ủy ban Codex Việt Nam đã gặp trực tiếp Thư ký JECFA, Chủ tịch Ban kỹ thuật Codex về phụ gia thực phẩm (Trung Quốc), đầu mối của nhóm đặc trách ASEAN về phụ gia thực phẩm (Indonesia) và một số nước khác có thể tham khảo về vấn đề này, tất cả đều khẳng định tartrazine vẫn được phép sử dụng bình thường theo quy định của codex. Duy nhất thư ký JECFA có lưu ý là mới đây EU có nêu vấn đề tartrazine có thể gây phản ứng dị ứng ở một số đối tượng mẫn cảm cao.

Câu hỏi 2: Tình hình sử dụng E102 tại Việt Nam? Đâu là nhóm thực phẩm sử dụng E102 nhiều nhất? Các quy định mà FA đã ban hành liên quan đến E102 đến nay là gì?

Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý: Quyết định số 3742/2001/QĐBYT ngày 31/8/2001) của bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”. Quy định rất cụ thể về liều lượng tối đa cho phép sử dụng E102 đối với từng loại thực phẩm cụ thể (đề nghị xem trong Danh mục). Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong Danh mục phải đảm bảo:

a. Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá mức giới hạn an toàn cho phép, ví dụ đối với thức ăn tráng miệng có sữa cho phép E102 không dùng lớn hơn 300mg/kg thực phẩm.

b. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia theo quy định hiện hành, ví dụ, phải thuần khiết, các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải trong giới hạn an toàn cho phép đối với mỗi loại phụ gia.

c. Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.

Ngoài ra tại Quyết định số 42/2005/QD-BYT ngày 08/12/2005 của bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” quy định tại Điều 3 khoản 2.4 a đối với Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục Codex, Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm.

Kinh doanh phụ gia thực phẩm phải tuân thủ theo Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT.

Việt Nam cũng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – phẩm màu QCVN 4-10:2010/ BYT tại Thông tư số 27/2010/TT-BYT ngày 20/5/2010,

Codex quốc tế có Tiêu chuẩn Codex đối với Mì ăn liền trong đó quy định ML của Tartrazine là 200mg/kg (CODEX STAN 249-2006 1 CODEX STANDARD FOR INSTANT NOODLES). Việc sử dụng E102 Tartrazine trong mì ăn liền là hoàn toàn phù hợp với quy định của Việt Nam và quy định của quốc tế (Codex).

Câu hỏi 3: Theo quan điểm của FA, vì sao một số nước quy định bắt buộc ghi cảnh báo tác dụng không mong muốn của E102 trên nhãn sản phẩm, một số nước thậm chí không cho phép dùng trong một số sản phẩm.

Như nói ở trên, một số quốc gia quy định ghi nhãn khi sử dụng E102 (EU) hoặc khi sử dụng E102 thì phải đăng ký và được chấp thuận (Mỹ) là các biện pháp dựa trên nguyên tắc cẩn trọng (precaution principles) để giúp những nhóm đối tượng mẫn cảm cao nhận biết và tránh phơi nhiễm với loại phẩm màu trên. Tuy nhiên điều đó không hạn chế việc tartrazine tiếp tục được sử dụng trong các loại thực phẩm ở mức giới hạn đã được quy định.

Có 2 nươc loại tartrazine khỏi danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đó là Nhật và Hàn Quốc. Lý do các nước này nêu ra tại các cuộc họp WTO/SPS là phẩm màu này được sử dụng trong các loại thức ăn nhanh trẻ em thích ăn và ăn nhiều nên có thể vượt mức ADI. Tuy nhiên các phản ứng mẫn cảm chưa được xác định là chỉ liên quan đến một mình tartrizine (E102).

Năm 2010, tạm thời Ủy ban Codex không đưa ra khuyến nghị cụ thể nào đối với E102. Hiện tại, theo tài liệu mới nhất của Codex quốc tế về phụ gia thực phẩm: hiện chưa có quy định cụ thể nào khác với trước đây đối với chất tartrazine (E102). Trên cơ sở đánh giá nguy cơ về độc chất, ngoại trừ khả năng gây dị ứng.

Các nước có thể căn cứ vào tài liệu của Codex hoặc số lieeujdo nước mình có nghiên cứu dựa trên bằng chứng xác thực đánh giá nguy cơ để từ đó đưa ra các quy định mang tính chất pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời không gây những rào cản không cần thiết đối với thương mại thực phẩm.

Ở Việt Nam, việc ghi nhãn sản phẩm tuân theo Nghị định số 89/2006/QĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Theo Nghị định này, nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tê nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu , chất tạo ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên” hay chất “tổng hợp”.

Trong quá trình cập nhật, chuyển đổi, xây dựng quy chuẩn, sẽ xem xét đưa quy định cảnh báo trên nhãn đối với chất có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, trên cơ sở bằng chứng khoa học xác đáng bảo đảm an ninh xã hội và phát triển kinh tế.

Câu hỏi số 4: FA có tiến hành điều tra, đánh giá thường xuyên mức tiêu thụ E102 thực tế của người tiêu dùng Việt nam, tức là đánh giá các giá trị ADI và ML trên thực tế, xem có tuân thủ mức liều có thể chấp nhận và mức liều tối đa cho phép không? Nếu rồi, xin cho biết kiết quả. Nếu chưa, vì sao và có định tiến hành trong tương lai không? Dự kiến bao giờ tiến hành?

(ADI – Acceptable Daily Intake) Lượng ăn vào hàng ngỳ chấp nhận được là lượng của một chất phụ gia thực phẩm được cơ thể ăn vào hàng ngày mà không gây ảnh hưởng có hại tới sức khỏe. ADI được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.

ADI chỉ sử dụng trong quá trình đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của một chất nào đó tới sức khỏe con người và được tính toán trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho một chất. Người ta thống nhất chấp nhận ngưỡng ADI ở mức 1/100 hoặc 1/1000 liều cao nhất không quan sát thấy dấu hiệu ảnh ưởng tới sức khỏe của đối tượng thử nghiệm.

Căn cứ vào ADI của một chất, căn cứ vào việc đánh giá đối tượng điển hình nhất thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm để tính toán ra ngưỡng giới hạn tối đa của một chất trong thực phẩm (ML – Maximum level là mức giới hạn tối đa của mỗi chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm). Cơ quan quản lý căn cứ vào quy định ML của chất đó trong từng nhóm sản phẩm thực phẩm để kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của người sản xuất. Kiểm tra ML của phẩm màu thực phẩm vẫn được tiến hành trong quá trình kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm.

Tại Việt Nam quy định mức tối đa chất E102 trong thực phẩm đều dựa trên mức ADI đã được Cơ quan chuyên gia hỗn hợp của FAO/WHO về phụ gia thực phẩm công bố là ngưỡng an toàn cho người sử dụng.

Năm 2010, tạm thời Ủy ban Codex không đưa ra khuyến nghị cụ thể nào đối với E102, hiện tại, theo tài liệu mới nhất của Codex quốc tế về phụ gia thực phẩm: hiện chưa có quy định cụ thể nào khác với trước đây đối với chất tartrizine (E102). Trên cơ sở đánh giá nguy cơ về độc chất, ngoại trừ khả năng gây dị ứng.

Phẩm màu Tartrazine hiện vẫn được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới;

EU không cấm sử dụng E 102 mà chỉ yêu cầu phải ghi nhãn để đề phòng cho nhóm cộng đồng có phản ứng dị ứng với chất này (nóm người nhạy cảm).

Nhật, Hàn Quốc không cho phép sử dụng dựa trên cảnh báo chủ yếu là tránh nguy cơ cho những người mẫn cảm hay có phản ứng dị ứng. Quyết định này dựa trên thói quen tiêu dùng thực phẩm và cơ địa của người dân có nhiều nhóm người bị dị ứng.

Thái Lan không có hạn chế nào đối với E 102.

Ở Việt Nam, Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT là cơ sở pháp lý được xây dựng dựa trên tài liệu khoa học chắc chắn cửa Codex. Trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Việt Nam cũng sẽ xem xét, cập nhật và bổ sung các quy định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình đồng thời phù hợp với các quy định quốc tế mà Việt nam đã tham gia, tránh gây những rào cản không cần thiết đối với thương mại thực phẩm.

Câu 5: Ý kiến của FA trước việc gần đây báo chí lên tiếng cảnh báo về việc sử dụng E 102 trong thực phẩm, nhất là mì tôm được sản xuất ở Việt Nam?

Người tiêu dùng luôn mong muốn được thông tin xác thực, đầy đủ, chính xác, kịp thời. Một số nhóm người mẫn cảm, có cơ địa dị ứng cơ thể sẽ phản ứng ở các mức độ khác nhau đối với bất cứ chất gì lạ khi sử dụng bằng cả đường ăn, uống hay tiếp xúc. Đến nay, CODEX cũng chưa đưa ra bằng chứng nguy cơ độc hại của phẩm mầu E 102 loại trừ khả năng có thể gây dị ứng trên những người mẫn cảm.

Codex quốc tế có tiêu chuẩn Codex đối với mì ăn liền trong đó có quy định ML của Tartrazine là 200mg/kg (CODEX STAN 249 249 – 2006 1 CODEX STANDARD FOR INSTANT NOODLES). Việc sử dụng E 102 Tartrizine trong mì ăn liền là hoàn toàn phù hợp với quy định của Việt Nam và quy định của quốc tế (Codex).

Hiện tại, các sản phẩm thực phẩm bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh tương ứng, phù hợ của quy định, pháp luật hiện hành thì mới được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam (bao gồm cả mì tôm).

Hàng năm, Bộ Y tế - Cục an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đạo các tỉnh/thành phố tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên hàng hóa thực phẩm lưu hành trên thị trường nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng cũng như chấp hành pháp luật cảu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.

Câu 6: Theo FA, Việt Nam có nên tiến tới yêu cầu ghi cảnh báo E 102 trên nhãn sản phẩm, thậm chí cấm sử dụng trong một số nhóm thực phẩm vốn đang được phép dùng không? Nếu không, vì sao? Nếu có, lộ trình thế nào?

Ở Việt nam, việc ghhi nhãm sản phẩm tuân theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính Phủ về nhãn hàng hóa. Theo Nghị định này, nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương leieuj, chất tạo ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên” hay chất “tổng hợp”. Do vậy, người tiêu dùng có thể xem xét và lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Trong quá trình cập nhật, chuyển đổi, xây dựng quy chuẩn, sẽ xem xết đưa các quy định cảnh báo trên nhãn đối với các chất có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng động, trên cơ sở bằng chứng khoa học xác đáng bảo đảm an ninh xã hội, phát triển kinh tế.

Năm 2009, trước thông tin một số kết quả nghiên cứu đơn lẻ cho rằng E 102 có thể gây dị ứng, Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Ấu và Codex (Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế) đã giao các Ủy ban Khoa học của mình nghiên cứu lại và kết quả cho thấy: “Chưa đủ bằng chứng cơ sở khoa học để kết luận E 102 gây các tác động mà một vài nghiên cứu nói trên nêu ra”.

EU yêu cầu phải ghi nhãn để đề phòng cho nhóm cộng đồng có phản ứng dị ứng với chất này (nhóm người nhạy cảm). Không cấm sử dụng E 102 .

Nhận bản, Hàn Quốc không cho phép sử dụng dựa trên cảnh báo chủ yếu là tránh nguy cơ cho những người mẫn cảm hay có phản ứng dị ứng. Quyết định này dựa trên thói quen tiêu dùng thực phẩm và cơ địa của người dân có nhiều nhóm người bị dị ứng.

Thái Lan không có hạn chế nào đối với E 102.

Các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc và khu vực…chưa có quy định đối với việc cấm sử dụng hay hạn chế sử dụng đối với E 102 trong thực phẩm.

Câu 7: Giữa tháng 3-2011 tại TP Hồ Chí Minh, Cty Vifon phối hợp với một số đơn vị tổ chức một hội thảo bàn với tiêu đề “An toàn thực phẩm và việc sử dụng phẩm màu tổng hợp, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm của nước ta”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo FA, bàn về phẩm màu tổng hợp, trong đó có E 102. Từ bấy đến giờ, FA có hoạt động gì liên quan đến vấn đề đặt ra tại hội thảo không?

Thông tin tại cuộc hội thảo ngày 5/6/2011 tại Thành phố HCM do Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm tổ chức không thảo luận đến phẩm màu E 102. Hội thảo tăng cường nhận thức về phụ gia thực phẩm.

Phụ gia sử dụng trong chế biến thực phẩm luôn được kiểm soát chặt của cơ quan quản lý. Tại cuộc hội thảo “phụ gia thực phẩm –với sức khỏa cộng đồng” do Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức hướng tới thảo luận về sử dụng phụ gia an toàn trong sản xuất và chế biến thực phẩm cũng như thực hiện quy định pháp luật đối với phụ gia thực phẩm trong đó bên cạnh phụ gia trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, phụ gia còn phải đảm bảo đạt độ tinh khiết, sử dụng đúng hàm lượng, đúng đối tượng trong sản phẩm thực phẩm theo quy định hiện hành (Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT, QCVN 4-10:2010/BYT). Phụ gia sử dụng tại Việt Nam phải công bố chất lượng an toàn vệ sinh theo quyết định số 42/2005/QĐ-BYT cũng như kinh doanh phụ gia thực phẩm phải tuân thủ theo quyết định số 928/2002/QĐ-BYT.

Câu 8: Hiện cả nước có bao nhiêu loại phẩm màu tổng hợp được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, và dược phẩm? Thực trạng sử dụng các loại phẩm này thế nào? Thời gian qua, có loại phẩm màu tổng hợp nào bị đưa ra khỏi danh mục được phép sử dụng và có loại này được bổ sung vào danh mục không?

Căn cứ theo quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT, QCVN 4-10:2010/BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, 17 phẩm màu tổng hợp được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Bộ Y tế xây dựng quy định về chất phụ gia thực phẩm dựa trên quy định của Codex và thao khảo thêm quy định của EU, Mỹ, các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam tham gia vào thành viên của Codex quốc tế, có các ban kỹ thuật theo dõi, tham gia vào các cuộc họp của Codex quốc tế. Thường xuyên cập nhật và theo dõi các diễn biến và cập nhật các nghiên cứu đánh giá về các nguy cơ của phụ gia thực phẩm và báo cáo với cơ quan quản lý của Việt Nam.

Trong trường hợp Codex có những thay đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, các chất phụ gia thực phẩm mới, Bộ Y tế sẽ xem xét để sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với quốc tế, tình hình sản xuất trong nước trên cơ sở bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế.

Trong lộ trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT, QCVN 4-10:2010/BYT ssex được xem xét, rà soát, chuyển đổi, bổ sung. Trong quá trình xây dựng này, Bộ Y tế sẽ xem xét, bổ sung những vấn đề mới nhằm phù hợp với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước, phù hợp quy định của quốc tế, đảm bảo an sinh xã hội, và không gây cản trở thương mại thực phẩm.

Câu 9: Ngày y tế đã bao giờ tiến hành điều tra thực trạng sử dụng phẩm màu tổng hợp trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thực phẩm, mỹ thẩm, và dược phẩm chưa?

Đối với Mỹ phẩm, dược phẩm – đề nghị phóng viên liên hệ với Cục Quản lý Dược.

Về thực phẩm:

Các nghiên cứu nhỏ lẻ tiến hành trên phạm vi hẹp của một tỉnh, hay một chợ hoặc một số nhóm sản phẩm đã từng được thực hiện.

Hàng năm, Bộ Y tế đều có kế hoạc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực phẩm lưu thông trên thị trường và các đợt thanh kiểm tra đột xuất. Nội dung của các đợt thanh kiểm tra đều dựa theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm trong từng thời điểm trong năm. Ví dụ, trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ bánh, mứt, kẹo, giò chả…gia tăng và cơ quan chức năng tập trung giám sát các sản phẩm đó. Và kết quả thanh kiểm tra được công khai trên báo chí, như các vụ phát hiện sử dụng phẩm màu công nghiệp Rhodamine B trong nhuộm hạt dưa…, phát hiện sử dụng hàn the trong giò chả.

Câu hỏi 10: FA có kế hoạch gì trong việc thúc đẩy đưa phẩm màu tự nhiên vào thay thế phẩm màu tổng hợp không? Đâu là thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch này?

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các cơ quan chức năng luôn khuyến cáo người tiêu dùng, dưới nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau khuyến khích dùng các chất màu tự nhiên. Không mua phẩm màu ngoài thị trường tự do không rõ tên và nguồn gốc. Chỉ mua các sản phẩm thực phẩm có nhãn mác và địa chỉ rõ rang, ghi đầy đủ nội dung thông tin theo quy định. Hạn chế sử dụng các sản phẩm thực phẩm có màu sắc lòe loẹt, nhất là thực phẩm cho trẻ em.

Đối với các doanh nghiệp, đề nghị sử dụng phẩm màu có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, sử dụng đúng liều lượng, đối tượng. Sử dụng phẩm màu với độ tinh khiết cao (98%).

Mặt khác, trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, FA sẽ xem xét, cập nhật và bổ sung các quy định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình đồng thời phù hợp với các quy định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Cần nhấn mạnh là: lộ trình này không phải chỉ đơn phương cơ quan quản lý xây dựng được. Các doanh nghiệp vì sức khỏe người tiêu dùng, và vì cạnh tranh lành mạnh, chính họ, không ai khác sẽ tự nguyện, tiên phong đi đầu trong việc này, từ đó nhà nước sẽ xem xét để đưa ra quy định bảo đảm sức khỏe người dân và công bằng thương mại. Đây là con đường của các nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường.

Theo Viết