Rắc rối với chi phí vượt mức, chi phí vòng đời cao, các vấn đề bảo trì và một loạt các khiếm khuyết kỹ thuật, tiêm kích tàng hình F-35 - cùng với các dự án thất bại khác như khu trục hạm Zumwalt và tàu chiến đấu ven bờ (LCS) của Hải quân Mỹ - đã trở thành một trách nhiệm phải giải trình của quân đội Mỹ.
Điều này diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang cải tiến các khái niệm học thuyết cơ bản vốn được cho là quay trở lại sự cạnh tranh cường quốc thông thường, sau nhiều thập kỷ chiến đấu với các chủ thể phi nhà nước.
F-35 đã phát triển như một chương trình máy bay chiến đấu tấn công chung (JSF) quốc tế do Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) và tập đoàn hàng không vũ trụ Lockheed Martin dẫn đầu, nơi nhiều quốc gia tham gia phát triển các bộ phận và linh kiện.
Nhu cầu chính của Không quân Mỹ là thay thế những chiếc F-16 đã cũ, F-15C / D và F-15E Strike Eagle bằng một máy bay chiến đấu cao cấp, bởi khung thân máy bay F-16 và F-15 được cho là không thể nâng cấp với các yêu cầu về hệ thống điện tử hàng không mới nhất của thời đại.
Ngày 22/2, tướng Charles CQ Brown, người đứng đầu không quân Mỹ, đã gọi việc vận hành F-35 là “phải lái chiếc Ferrari của bạn đi làm hàng ngày”. Nghĩa là quá đắt đỏ nhưng cho một công việc rất bình thường.
Trước đó, hồi tháng 6/2019, truyền thông Mỹ đã chỉ ra những khiếm khuyết nghiêm trọng của F-35, bao gồm thiếu hệ thống điều chỉnh áp suất buồng lái gây đau xoang cực độ; camera quan sát ban đêm của màn hình gắn mũ bảo hiểm hiển thị các đường màu xanh lá cây nằm ngang; radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) AN / APG-81 không thể quét một khu vực rộng hơn; và pháo 25 mm “không chính xác” trên một số biến thể cũng gây ra “ứng suất rung” trên khung máy bay.
Đây được Văn phòng Chương trình Liên hợp F-35 xác định là bốn khiếm khuyết "hạng 1" còn lại, cơ quan ban đầu đã liệt kê tổng cộng 13 khiếm khuyết như vậy.
Đầu năm nay, xuất hiện hiện tượng động cơ Pratt & Whitney F-135 của máy bay bị "quá nhiệt" làm nứt lớp phủ cánh quạt.