Thu hồi 13,4 triệu USD của Vũ 'nhôm' vay Trần Phương Bình

TPO - Đối với khoản tiền 13.4 triệu USD mà bị cáo Bình chiếm đoạt của DAB cho Vũ 'nhôm' vay, HĐXX cho rằng đây là vật chứng vụ án nên cần phải thu hồi.

Ngày 20/12, TAND TPHCM tuyên án 26 bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).

Về trách nhiệm dân sự, theo HĐXX, bị cáo Trần Phương Bình (cựu tổng giám đốc DAB) tự ý sử dụng tiền của ngân hàng DAB. Bị cáo Bình dùng tiền ngân hàng đã cho Vũ 'nhôm' vay, ký khống nộp khống tiền vào ngân hàng 200 tỷ đồng, để Vũ 'nhôm' chiếm đoạt.
Ngoài ra, đối với khoản tiền 13.4 triệu USD mà bị cáo Bình chiếm đoạt của DAB để cho Vũ 'nhôm' vay, HĐXX cho rằng đây là vật chứng vụ án nên cần phải thu hồi. Đối với khoản tiền này, tại phần tranh luận, đại diện VKSND TPHCM cũng đã đề nghị cơ quan điều tra làm rõ. Trong khi đó, Vũ 'nhôm' khai là mượn cá nhân bị cáo Bình và khi HĐXX hỏi dùng số tiền này vào việc gì. Vũ 'nhôm' từ chối khai vì lý do cá nhân.

Để có tiền mua số cổ phần này, Vũ ‘nhôm’ thế chấp 220 lô đất ở TP.Đà Nẵng, vay DAB được 400 tỷ đồng. Còn thiếu 200 tỷ, Vũ ‘nhôm’ lên Hội sở DAB gặp ông Bình. Tại đây, Vũ đã ký khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB. Sau đó, ông Bình chỉ đạo nhân viên xuất quỹ chuyển cho Vũ ‘nhôm’ để mua cổ phần.

Kế hoạch nâng vốn điều lệ không thành, Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ ‘nhôm’ nhận lại 600 tỷ đồng từ DAB chuyển lại. Như vậy, Vũ ‘nhôm’ đã chiếm đoạt của DAB 200 tỷ đồng do ký chứng từ nộp khống mà có.

Tại tòa, bị cáo Vũ ‘nhôm’ cho biết, đối với số tiền vay 200 tỷ và 13,4 triệu USD của ông Trần Phương Bình, bị cáo có trách nhiệm phải trả. Đúng như Vũ ‘nhôm’ cam kết, số tiền hơn 200 tỷ đồng đã được gia đình Vũ nộp đủ để khắc phục hậu quả trong thời gian điều tra và trong thời gian tòa xét xử.

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án sáng 20/12. Ảnh Văn Minh 

Trong vụ án này, bị cáo Bình chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 1.160 tỷ đồng để mua 74 triệu cổ phần DAB, 497 tỷ đồng để mua 13,9 triệu USD và Phan Văn Anh Vũ mua cổ phần DAB; 358 tỷ đồng để sử dụng cá nhân, chiếm đoạt của DAB tổng số 2.017 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Phương Bình. Ảnh Văn Minh

Ngoài ra, bị cáo Bình còn chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 467 tỷ đồng để chi lãi ngoài; 53 tỷ đồng để tất toán khoản vay của Nguyễn Hồng Ánh; tất toán khống 2,4 tỷ đồng khoản vay của Nghiêm Thị Hồng; thu khống 31,2 tỷ đồng thanh toán tiền hợp đồng mua trước quyền nhận tiền bán chứng khoán; xuất khẩu vàng trái phép gây thiệt hại 611 tỷ đồng, kinh doanh ngoại hối trái phép gây thiệt hại 384 tỷ đồng, gây thiệt hại cho DAB tổng số 1.551 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Phương Bình bị cáo đã nhiều năm liền che giấu hoạt động thua lỗ của DAB, che giấu hành vi phạm tội của bản thân trong suốt một thời gian dài khiến DAB thua lỗ, không thể khắc phục được.

Để thực hiện hành vi phạm tội, vụ lợi cho bản thân, bị cáo Bình đã bất chấp các quy định pháp luật chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt hành vi, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản DAB với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

 Clip HĐXX đọc bản án kết tội các bị cáo Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phan Văn Anh Vũ. Clip Văn Minh

Như vậy, trong tổng thiệt hại của vụ án này là 3.608 tỷ đồng, gồm hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 2.057 tỷ đồng và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại 1.551 tỷ đồng, bị can Trần Phương Bình phải chịu trách nhiệm chính về số tiền 3.568 tỷ đồng (2.017 tỷ đồng + 1.551 tỷ đồng) do hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm gây ra.

Trong vụ án này bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến (SN 1958, nguyên Phó Tổng DAB) bị cáo buộc chiếm đoạt 40 tỷ đồng trong việc DAB cho Cao Ngọc Huy vay 270 tỷ đồng. Đồng phạm giúp sức cho Trần Phương Bình chiếm đoạt của DAB 486 tỷ đồng mua cổ phần DAB.

Ngoài ra, bị cáo Xuyến còn có hành vi xuất khẩu vàng và kinh doanh vàng tài khoản trái phép gây thiệt hại 611 tỷ đồng, chi lãi suất ngoài 467 tỷ đồng và chi sai nguyên tắc 9 tỷ đồng để mua trụ sở làm việc cho DAB Chi nhánh Nam Định, gây thiệt hại cho DAB tổng số 1.088 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến. Ảnh Văn Minh

Để có tiền mua số cổ phần này, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ 'nhôm', SN 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) thuế chấp 220 lô đất ở TP.Đà Nẵng, vay DAB được 400 tỷ đồng. Còn thiếu 200 tỷ, Vũ ‘nhôm’ lên Hội sở DAB gặp ông Bình. Tại đây, Vũ đã ký khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB. Sau đó, ông Bình chỉ đạo nhân viên xuất quỹ chuyển cho Vũ ‘nhôm’ để mua cổ phần.

Kế hoạch nâng vốn điều lệ không thành, Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ ‘nhôm’ nhận lại 600 tỷ đồng từ DAB chuyển lại. Như vậy, Vũ ‘nhôm’ đã chiếm đoạt của DAB 200 tỷ đồng do ký chứng từ nộp khống mà có.

Các bị cáo tại tòa sáng 20/12. Ảnh Văn Minh
Tại tòa, bị cáo Vũ ‘nhôm’ cho biết, đối với số tiền vay 200 tỷ và 13,4 triệu USD của ông Trần Phương Bình, bị cáo có trách nhiệm phải trả. Đúng như Vũ ‘nhôm’ cam kết, số tiền hơn 200 tỷ đồng đã được gia đình Vũ nộp đủ để khắc phục hậu quả trong thời gian điều tra và trong thời gian tòa xét xử.
Bị cáo Vũ 'nhôm'. Ảnh Văn Minh

Trong phiên tòa trước đó, đại diện DAB đề nghị HĐXX buộc bị cáo Trần Phương Bình phải bồi thường 3000 tỉ đồng, gần 70.000 lượng vàng. Đồng thời, bị cáo Bình phải liên đới với các bị các khác trong vụ án bồi thường cho DAB khoản tiền 43 tỷ đồng, liên đới chịu trách nhiệm với bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (cựu cán bộ Công an TPHCM) bồi thường 1.200 lượng vàng.

 Clip HĐXX tuyên phần dân sự về khoản tiền DAB yêu cầu đòi bồi thường. Clip Văn Minh
Đặc biệt, DAB đề nghị HĐXX buộc bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ ‘nhôm’) bồi thường cho DAB số tiền 292 tỷ đồng gồm cả gốc lẫn lãi phát sinh.
Các bị cáo khác là đồng phạm trong vụ án:

Phạm Văn Phước (SN 1962, nguyên Giám đốc Công ty CP lương thực Nam Định)

Nguyễn Đức Vinh (SN 1966, nguyên Trưởng phòng ngân quỹ Hội sở Ngân hàng DAB)

Đỗ Thanh Hùng (SN 1978, nguyên Thủ quỹ Hội sở Ngân hàng DAB)

Nguyễn Văn Thuận (SN 1959, nguyên Phó giám đốc DAB Sở giao dịch)

Trần Thế Hùng (SN 1961, nguyên Thủ quỹ DAB Sở giao dịch)

Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1975, nguyên Trưởng phòng kinh doanh Hội sở DAB)

Nguyễn Thị Ái Lan (SN 1973, nguyên Trưởng phòng quản lý tài sản nợ và có thuộc khối kinh doanh nguồn vốn Ngân hàng Đông Á)

Nguyễn Đỗ Thành Trung (SN 1987, nguyên Phụ quỹ DAB Sở giao dịch)

Nguyễn Đức Tài (SN 1968, nguyên Giám đốc DAB Sở giao dịch)

Nguyễn Thị Ngọc Vân (SN 1970, nguyên Phó tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB)

Lê Kiên Giang (SN 1977, nguyên Phụ quỹ Hội sở Ngân hàng DAB)

Nguyễn Chí Công (SN 1979, nguyên Phó trưởng phòng tín dụng DAB Sở giao dịch)

Vũ Thị Thanh Hoa (SN 1981, nguyên Phó trưởng phòng tín dụng DAB Sở giao dịch)

Trang Tài Tâm (SN 1984, nguyên cán bộ tín dụng DAB Sở giao dịch)

Nguyễn Hồ Quốc Bảo (SN 1975, nguyên Giám đốc DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng)

Võ Hoàng Đông (SN 1983, nguyên Thủ quỹ DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng)

Quách Thành Sang (SN 1988, nguyên Phụ quỹ DAB Sở giao dịch)

Nguyễn Hồng Ánh (SN 1961, cựu cán bộ Công an TPHCM)

Trương Hoàng Khải (SN 1964, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Sao Việt Nam)

Trương Quốc Tân (SN 1976, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Hội tụ)

Nguyễn Thị Cúc (SN 1960, nguyên Trưởng ban kiểm soát DAB)

Nguyễn Vinh Sơn (SN 1959, Thành viên chuyên trách Ban kiểm soát DAB)

Phạm Thị Tố Loan (SN 1970, Thành viên chuyên trách Ban kiểm soát DAB)