Thầy trò GS Ngô Bảo Châu đã từng có thời gian khó khăn

Trả lời phỏng vấn TSKH Vũ Công Lập, thầy Laumon của GS Ngô Bảo Châu cho biết: ông và người học trò xuất sắc của mình đã từng có 2 năm không đạt được tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu Toán. Nhưng cuối cùng, họ đã vượt qua và đạt được thành công như ngày nay.
GS Gerarl Laumon và phu nhân tại tiệc chiêu đãi tối 19-8 do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức mừng sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields

Thầy trò GS Ngô Bảo Châu đã từng có thời gian khó khăn

Trả lời phỏng vấn TSKH Vũ Công Lập, thầy Laumon của GS Ngô Bảo Châu cho biết: ông và người học trò xuất sắc của mình đã từng có 2 năm không đạt được tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu Toán. Nhưng cuối cùng, họ đã vượt qua và đạt được thành công như ngày nay.

GS Gerarl Laumon và phu nhân tại tiệc chiêu đãi tối 19-8 do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức mừng sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields. Ảnh: Hoài Linh (Tuổi Trẻ)

GS Gerarl Laumon là là một nhà toán học Pháp xuất sắc. Ông đã có công giúp đỡ GS Ngô Bảo Châu từ một sinh viên yêu Toán, trở thành một nhà Toán học chuyên nghiệp. Trong số 7 học trò của ông thì tính đến nay có 2 được giải thưởng Fields. Gần đây nhất, cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong giáo sư trường Harvard, khi chưa đầy 30 tuổi.

TSKH Vũ Công Lập vừa có cuộc phỏng vấn với người thầy, người bạn của dân tộc Việt Nam này.

GS có nhớ lần gặp gỡ đầu tiên với Ngô Bảo Châu? Ấn tượng của GS như thế nào? Vì sao GS đã nhận Ngô Bảo Châu làm nghiên cứu sinh của mình?

Tôi nhớ rõ buổi trình bày tuyệt vời bản luận Thạc sĩ của Ngô Bảo Châu năm 1993. Vào lúc đó, tôi thực sự không có một đề tài nào đó có thể gọi là tốt nhất cho luận án tiến sĩ, và tôi rất lưỡng lự khi nhận nghiên cứu sinh mới.

Nhưng Michel Broue, người chịu trách nhiệm về dạy và học toán tại trường Ecole Normale Superieuere đã có ấn tượng rất mạnh về Ngô Bảo Châu và đã thuyết phục tôi nhận anh ấy làm nghiên cứu sinh.

Cuối cùng, tôi đã đề nghị Ngô Bảo Châu đề tài mà tôi có kế hoạch dành cho chính mình. Đề tài này quả thật là khó, và mặc dù đã rất nỗ lực, Ngô Bảo Châu đã không đạt được tiến bộ đáng kể nào trong suốt 2 năm. Đấy là khoảng thời gian rất khó khăn cho cả 2 chúng tôi.

Vào một ngày trong năm 1996, anh ấy đến phòng làm việc của tôi với một ý tưởng hết sức đơn giản và thông thái. Vài tháng sau, anh ấy nhận học vị tiến sĩ.

Lời chứng minh hình học cho Bổ đề cơ bản Jacquet – Ye là thành tích lớn lao đầu tiên của Ngô Bảo Châu.

GS đánh giá thế nào về Ngô Bảo Châu và thành quả nghiên cứu của anh ấy hiện nay?

Ngô Bảo Châu hiện đã đạt được đỉnh cao trong nửa đầu sự nghiệp của anh ấy. Anh ấy hiện nay là người dẫn đầu, nhà lãnh đạo của toàn thế giới, trong một lĩnh vực rộng lớn của Toán học.

GS có thể kể một số kỷ niệm không quyên trong thời gian làm việc với Ngô Bảo Châu?

Năm 2003, ở IHES (Viện nghiên cứu Toán học cao cấp), Laurent Lafforgue và Ngô Bảo Châu đã lập ra một “nhóm công tác” để thực hiện một trong những dự định của tôi, nhằm chứng minh những trường hợp mới của Bổ đề Cơ bản Langlands – Shelstad.

Tại một trong các phiên họp, trong giờ nghỉ, Ngô Bảo Châu nói với tôi rằng, thớ Hitchin có thể là một công cụ tốt để giải bài toán này. Ngay lập tức, tôi không nhận ra hết tầm quan trọng trong nhận xét của anh ấy, nhưng anh ấy phấn khích đến mức tôi tin điều anh ấy đã nói.

Vài tháng sau, khi tôi đến thăm Hà Nội, chúng tôi đã bắt tay vào giải quyết một trường hợp riêng của Bổ đề cơ bản Langlands – Sheltad và chúng tôi kết thúc công việc này ở Orsay năm 2004.

Có thể rằng, Viện nghiên cứu Toán học cấp cao sẽ sớm được thành lập ở Việt Nam, và ở đây, Ngô Bảo Châu sẽ đóng vai trò quan trọng. GS có thể cân nhắc để tham gia vào hoạt động của Viện này?

Tôi có lời chúc tốt đẹp nhất cho thành công của Viện nghiên cứu Toán học cao cấp của Việt Nam. Và tôi sẽ rất vui lòng đóng góp vào hoạt động của Viện.

Chúng tôi xinh chúc Ngài những điều tốt đẹp nhất, đặc biệt, là nhiều thành công trong việc đào tạo các tài năng trẻ như Ngô Bảo Châu. Xin cảm ơn rất nhiều!

"Từ trải nghiệm làm việc ở Pháp cũng như ở Mỹ tôi hiểu ra rằng môi trường học tập lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của những nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn xếp ở vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng trong các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học" - GS Ngô Bảo Châu

Theo TSKH Vũ Công Lập
Thông tin Toán học - Hội Toán học VN