Tại sao Mỹ chưa giải mật vụ ám sát Kennedy?

TPO-50 năm đã trôi qua, tài liệu điều tra vụ tổng thống Kenedy bị ám sát vẫn chưa được công khai. Nhiều người cho rằng đây là một âm mưu tày trời, các nhà nghiên cứu khoa học cũng nóng lòng muốn biết.

Tại sao Mỹ chưa giải mật vụ ám sát Kennedy?

> Chuyên gia Nga: 'Mỹ xây kế hoạch tấn công phủ đầu'

> Bạc Hy Lai nói thuộc cấp yêu vợ mình

 

TPO-50 năm đã trôi qua, tài liệu điều tra vụ tổng thống Kenedy bị ám sát vẫn chưa được công khai. Nhiều người cho rằng đây là một âm mưu tày trời, các nhà nghiên cứu khoa học cũng nóng lòng muốn biết.

Trong nửa thế kỷ qua, tổng cộng nước Mỹ đã xuất bản gần 1.400 cuốn sách liên quan đến vị tổng thống này, đề tài bao gồm sự kiện tổng thống Kennedy bị ám sát, âm mưu ám sát, truyện ký và bài diễn thuyết. Người dân Mỹ vẫn kỳ vọng trong năm 2013 này, những tài liệu liên quan đến cuộc điều tra về cái chết của ông Kennedy sẽ được công khai, nhưng sự chờ đợi này có thể sẽ phải kéo dài vô thời hạn...

Tổng thống John.F.Kennedy.
 

12 giờ 30 phút ngày 22-11-1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas thuộc tiểu bang Texas khi đang thăm có chuyến thăm tiểu bang này. Lee Harvey Oswald là kẻ bị buộc tội giết tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát tổng thống). Chỉ 2 ngày sau, Oswald bị một ông chủ hộp đêm tên là Jack Ruby bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas. Năm ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa Tối cao Earl Warren, tiến hành điều tra vụ ám sát. Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm. Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald không thể hành động một mình, y chỉ là nạn nhân của một âm mưu được dàn dựng công phu.

Mới đây, trường Đại học George Washington công bố hồ sơ mật của Cục tình báo trung ương CIA của Mỹ, lần đầu tiên chứng thực sự tồn tại của “khu vực 51” bí ẩn. Lần giải mật này chỉ là một mảnh vỡ rất nhỏ trong nguồn thông tin khổng lồ được bảo mật của Mỹ. Trong các thông tin cơ mật của Mỹ, một số thông tin sẽ được tự động giải mật khi thời gian đã trôi qua khá lâu, một số thông tin được công khai theo yêu cầu của công chúng hoặc học giả. Tuy nhiên vẫn có một số thông tin được giữ kín vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ tài liệu về vụ án tổng thống John.F.Kennedy bị ám sát, mặc dù 50 năm đã trôi qua, vẫn có hàng nghìn trang tài liệu điều tra chưa được công khai.

Tại sao không được hé lộ?

50 năm đã trôi qua, một số tài liệu điều tra vụ tổng thống Kenedy bị ám sát vẫn chưa được công khai, không phải chỉ những người cho rằng đây là một âm mưu tày trời chờ đợi những tài liệu này, mà các nhà nghiên cứu khoa học cũng nóng lòng muốn biết. Sau khi hồ sơ “khu vực 51” bị tiết lộ, sự kiện Kennedy lại một lần nữa được dư luận Mỹ nhắc đến. Không thể công khai có thể vì những tài liệu này liên quan đến các cựu nhân viên CIA đã qua đời, đồng thời sự việc cũng có liên quan đến việc trước khi vụ án xảy ra, cơ quan tình báo Mỹ có biết nghi phạm Lee Harvey Oswald ám sát tổng thống John.F.Kenedy hay không. Nhiều nguồn tin cho rằng Lee Harvey Oswald là người của CIA, nếu vụ án này được tiết lộ thì nhiều cựu quan chức CIA sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cựu phóng viên tờ The Washington post Jefferson Morley cho rằng trong vụ án tổng thống John.F.Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ không có nhiều tiến triển là do cơ chế nội bộ không minh bạch, trong khi đáng lẽ CIA cần giải mật theo quy định của pháp luật. Ông Jefferson Morley đã tham gia vào vụ tố tụng kéo dài 10 năm yêu cầu CIA công khai hồ sơ.

Nhà văn Anh Anthony Summers – người đã viết những cuốn sách về tổng thống John.F.Kennedy thì cho biết: “Nửa thế kỷ đã trôi qua, tôi cho rằng không cần thiết phải niêm phong các tài liệu nữa, nếu tiếp tục bảo mật đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ cổ súy công chúng tin rằng, họ đang bao che cho những tội ác”. Năm 1963, tổng thống Mỹ John F.Kennedy bị ám sát tại Dallas, các “luận thuyết âm mưu” cũng được đưa ra rất nhiều.

Hiện nay, hầu hết các học giả nghiên cứu vấn đề Kennedy đều dựa vào những tài liệu được công bố hồi những năm 1950. Hoạt động giải mật các tài liệu liên quan đến vụ ám sát này có bước ngoặt lớn trong năm 1991, bộ phim Ám sát Kennedy của đạo diễn nổi tiếng Oliver Stone đã phá vỡ sự im lặng. Công chúng Mỹ bắt đầu liên tiếp yêu cầu chính phủ công khai hồ sơ về vụ án này.

Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã đề ra đề án lưu trữ tài liệu liên quan đến vụ giám sát tổng thống John.F.Kennedy, quy định trong vòng 25 năm sau khi đề án được thông qua, tức là đến năm 2017 buộc phải công khai toàn bộ các tài liệu.

Thông tin cơ mật chỉ được lưu giữ 25 năm?

Theo đề án năm 1992, Mỹ sẽ thành lập một Ủy ban thẩm tra những ghi chép về vụ ám sát, năn 1998, ủy ban này đã trình báo cáo lên quốc hội và tổng thống Mỹ, công khai trên 5 triệu trang tài liệu có liên quan, nhưng vẫn còn 1% ghi chép vì nhiều lý do mà không được công bố, không ít người kỳ vọng những tài liệu này sẽ được công bố vào thời điểm ông John. F.Kenney bị ám sát 50 năm (tức năm 2013 này).

Theo phân tích của báo chí Mỹ, đề án này vẫn còn nhiều kẽ hở có thể lách luật. Nếu cơ quan hữu quan không chịu công khai một số tài liệu thì họ vẫn lấy lý do rằng thông tin có thể gây hại cho “hoạt động phòng thủ quân sự, hành động tình báo, hoạt động thực thi pháp luật và các mối quan hệ đối ngoại” và đệ đơn xin không công khai.

M.Kremer – chuyên viên của Trung tâm giải mật quốc gia (NDC) trực thuộc Cục hồ sơ quốc gia và quản lý tư liệu của Mỹ giải thích rằng, đúng là các tài liệu liên quan đến cùng một sự kiện có thể chỉ công khai một bộ phận, phần còn lại ở trong tình trạng bảo mật. Một số tài liệu do rất nhạy cảm, sẽ không được công khai tự động sau 25 năm.

Theo mệnh lệnh hành chính số 13526 của tổng thống Mỹ, bất kỳ thông tin cơ mật nào sau khi được bảo mật 25 năm sẽ phải tự động công khai. Nếu cơ quan hữu quan nào không muốn công khai những thông tin này sẽ phải trình thông tin bí mật lên để sát hạch và được trao quyền tiếp tục bảo mật. Nếu công chúng đệ đơn yêu cầu giải mật một số tài liệu, chuyên viên giải mật phải tiến hành thẩm tra.

Từ năm 1980 đến năm 2012, Mỹ đã giải mật 1,51 tỉ trang thông tin bí mật. Mỗi cơ quan cho ra đời các hồ sơ mật như CIA, FBI, Bộ quốc phòng... đều có chuyên viên giải mật chuyên trách, theo quy định phải tiến hành thẩm tra và giả mật tài liệu mật.

Thiếu chuyên gia xử lý thông tin giải mật

Tuy nhiên số lượng hồ sơ của chính phủ Mỹ rất lớn nên quốc gia này thiếu trầm trọng chuyên gia xử lý thông tin giải mật. Để đối phó với lượng hồ sơ tồn lớn, Trung tâm giải mật quốc gia (NDC) đã ra đời vào năm 2009, chuyện giải quyết các tài liệu mật bị ứ đọng. NDC sẽ điều hành các cơ quan hành chính, chia sẻ chính sách và nguyên tắc giải mật, đào tạo nhân viên để có thể nhanh chóng giải mật số tài liệu đang tồn đọng, tôn chỉ của NDC là ngoài những cái buộc phải bảo mật, những tài liệu nào được phép công khai sẽ nhất loạt công khai.

M .Kremer – chuyên viên của NDC cho biết, mức độ ưu tiên của NDC đối với các hồ sơ mật là căn cứ vào thời gian hồ sơ được đưa vào lưu trữ. NDC cũng sẽ tổng hợp ý kiến của các bên và đưa ra một kế hoạch ưu tiên. Kế hoạch ưu tiên coi trọng nhất là mối quan tâm, sự hứng thú của công chúng. Ví dụ, Cục hồ sơ quốc gia và quản lý tư liệu của Mỹ lập một blog liên quan đến hoạt động giải mật hồ sơ, tổ chức các forum công cộng, giới thiệu công việc của trung tâm giải mật, giải đáp câu hỏi của công chúng. Bất kỳ người nào chỉ cần lên mạng hoặc gọi điện tới trung tâm giải mật, để lại các thông tin như họ tên, số điện thoại và địa chỉ email... là có thể tham gia vào hoạt động trong forum.

Trước khi tổ chức các diễn đàn, trung tâm giải mật đều căn cứ vào quy định của mệnh lệnh hành chính mà tổng thống ban hành, tổng hợp ý kiến của các bên, bao gồm những đệ trình của công chúng dựa vào luật tự do thông tin và ý kiến được thu thập qua mạng Internet. Từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra một kế hoạch ưu tiên cho công tác giải mật. Sau khi diễn đàn kết thúc, sẽ căn cứ vào kết quả thảo luận và đưa ra một báo cáo cuối cùng.

Những tài liệu thuộc phạm vi giải mật của Mỹ bao gồm:

- Kế hoạch quân sự, hệ thống vũ khí hoặc chiến dịch quân sự.

- Thông tin về chính phủ nước ngoài; Hoạt động tình báo, nguồn gốc tình báo hoặc phương pháp, mật mã học.

- Quan hệ ngoại giao của Mỹ hoặc hoạt động đối ngoại, bao gồm nguồn gốc của các thông tin cơ mật.

- Các sự kiện liên quan đến vấn đề khoa học, công nghệ hoặc kinh tế của quốc gia.

- Kế hoạch của chính phủ Mỹ liên quan đến hoạt động bảo vệ nguyên liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.

- Các thông tin về hệ thống tiết lộ bí mật, cơ sở hạ tầng, dự án, kế hoạch những khiếm khuyết trong dịch vụ y tế liên quan đến an ninh quốc gia.

- Sự phát triển, sản xuất hoặc hoặc sử dụng thông tin liên quan đến vũ khí sát thương trên quy mô lớn.

Mục đích của Luật công khai thông tin được thông qua năm 1966 ở Mỹ là công khai một cách tối đa thông tin của chính phủ. Hệ thống phân loại thông tin bảo mật hiện hành của Mỹ được thiết lập dựa trên mệnh lệnh hành chính số 13526 được tổng thống Obma ban hành vào năm 2009.

Ngoài Mỹ, do quy định của pháp luật và yêu cầu của công chúng, chính phủ các quốc gia khác cũng phải liên tục công khai các thông tin mật ở thời điểm thích hợp.

Pháp: Giải mật cần 30-60 năm

Cơ mật quốc phòng của Mỹ được chia thành cơ mật định cấp và cơ mật cần bảo vệ. Cơ mật cấp chia thành 3 cấp: cơ mật đặc biệt, cơ mật, cơ mật phổ thông. Ngoài ra, còn có một thông tin “chuyên dụng của Pháp” mà chỉ công dân Pháp được biết. Khi xác định cấp bậc bảo mật, cần kèm theo lời thuyết minh và đề nghị thời hạn bảo mật. Thời hạn bảo mật của cơ mật đặc biệt và cơ mật thường là 60 năm, còn với loại cơ mật phổ thông thường là 30 năm.

Hà Lan: Không công khai thông tin của cơ quan tình báo

Hiến pháp Hà Lan quy định, tất cả các cơ quan chính phủ đều phải tôn trọng quyền được nắm bắt thông tin của công chúng. Luật công khai thông tin của quốc gia này cũng nêu rõ, trong vòng 15 ngày sau khi nhận được đơn đề nghị, cơ quan chính phủ cần đưa ra quyết định, trong tình huống đặc biệt có thể kéo dài thêm 15 ngày. Cơ quan chính phủ buộc phải trả lời mọi đơn đề nghị, nếu trong 15 ngày không có lời phúc đáp, người đề nghị có thể khởi tố, tòa án sẽ phán quyết có cần yêu cầu chính phủ đưa ra lời phúc đáp hay không.

Tuy nhiên gần như mọi thông tin của cơ quan tình báo quốc gia không được công khai, chỉ khi căn cứ vào điều khoản có liên quan trong đề án phục vụ tình báo an ninh quốc gia, trong tình huống đặc biệt mới công bố. Sau khi nhận được đơn đề nghị, trước hết cơ quan tình báo sẽ thẩm tra thân phận của người đề nghị rồi căn cứ vào tình hình để quyết định có công khai hay không. Nếu thông tin được đề nghị là bí mật quốc gia sẽ căn cứ vào pháp lệnh và đưa ra lời từ chối.

Anh: Nguyên tắc bảo mật 30 năm

Nước Anh không đề ra tiêu chuẩn bí mật quốc gia thống nhất, người viết tài liệu sẽ dựa vào các định nghĩa về vấn đề tuyệt mật, cơ mật, bí mật và bảo vệ có hạn để xác định mức độ bảo mật. Các cơ quan đều có một số nhà sử học và chuyên viên quản lý hồ sơ phụ trách việc xác định có nên giải mật tài liệu hay không. Thường sau khi được chuyển giao lên trung tâm hồ sơ dữ liệu tròn 30 năm, hồ sơ có thể công khai với công chúng.

Huy Long
Theo Xinhuanet

Theo Dịch