Suýt mất của quý khi vô tư 'hái hoa' trên cánh đồng

Người đàn ông “giải quyết nỗi buồn” trên cánh đồng phải nhập viện vì rắn cắn bộ phận sinh dục.
Hình minh họa (Daily Mail)

Thông tin hi hữu nói trên được đăng tải trên tờ Daily Mail hôm 10/9. Nạn nhân là một nông dân 46 tuổi ở huyện Sringar, phía đông bắc bang Jammu và Kasmir (Ấn Độ). Ông được nhập viện địa phương để cấp cứu sau 3 giờ bị rắn cắn.

Báo New England Journal of Medicine dẫn lời bác sĩ cho biết hiện tình trạng của nạn nhân đã ổn định nhưng phần bộ phận sinh dục bị rắn tấn công bị sưng nghiêm trọng và hằn vết răng rắn.

Theo lời của nạn nhân, con rắn nói trên thuộc loại “gunas” – cách gọi địa phương của rắn độc Levantine.

Qua xét nhiệm cho thấy máu của nạn nhân vón cục nhanh hơn bình thường do tác động của nọc rắn. Nạn nhân cũng lập tức được tiêm chất chống nọc rắn để trung hòa máu.

Phần sưng của bộ phận sinh dục bị rắn cắn đã dần xẹp xuống sau khi nạn nhân xuất viện khoảng 4 ngày, song màu sắc vẫn chưa trở lại bình thường.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh tổ chức nhân đạo y tế hàng đầu thế giới Doctors Without Borders (tạm dịch: Bác sĩ không biên giới) cảnh báo thế giới sẽ hết thuốc giải độc nọc rắn trong năm tới. Điều này có thể đe dọa tính mạng hàng ngàn người.

Theo Doctors Without Borders, kho lưu trữ vắc xin chống độc Fav-Afrique mới dành để chống một số loài rắn nguy hiểm nhất hành tinh đang trở nên khan hiếm tại vùng cận sa mạc Sahara Châu Phi.

Vắc-xin Fav-Afrique vốn được biết đến với khả năng trung hòa hiệu quả và an toàn 10 loại nọc độc của các loài rắn khác nhau. Phòng thí nghiệm Sanofi Pasteur đang là nơi sản xuất ra vắc-xin lớn nhất trên thế giới trong đó có Fav-Afrique để cung cấp tới châu Phi. 

Tuy nhiên, sự cạnh tranh của các công ty Ấn Độ, Brazil và Mexico vào thị trường mức giá tốt hơn hơn Sanofi Pasteur khiến phòng thí nghiệm này đã quyết định rút lui khỏi nơi đây. Những lô vắc-xin cuối cùng của Sanofi Pasteur dự kiến sẽ được vận chuyển tới châu Phi vào tháng 6-2016.

Theo Theo Người lao động