Rau sạch dịp Tết: Giải pháp nào cho người tiêu dùng?

Thị trường rau sạch đang “vàng thau lẫn lộn” khi những thông tin về việc sản xuất, phân phối rau an toàn (RAT) sai quy định tràn ngập các phương tiện báo, đài. Đây là nỗi lo lắng của toàn xã hội và đặc biệt là các bà nội trợ. Nỗi lo lắng này càng lớn khi Tết đến càng gần.
Kỹ sư của Liên Thảo làm việc tại các vùng sản xuất.

Nhộn nhạo thị trường rau sạch

Rau sạch – rau bẩn luôn là nỗi bận tâm của các bà nội trợ. Người tiêu dùng cũng không còn quá ngạc nhiên trước các thông tin về việc rau được tưới bằng nước cống, nước thải độc hại, rau tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rau phun thuốc kích thích tăng trưởng lớn vụt sau một đêm.

Người nông dân thì luôn “mặc định” về “ruộng rau trồng để ăn và ruộng rau trồng để bán”. Một lượng lớn rau không đảm bảo chất lượng vẫn đang tràn ngập khắp thị trường: từ chợ cóc, chợ tạm, đến cả đại lý, siêu thị....

Việc lựa chọn một mớ rau sạch đã khó nay càng khó hơn. Mỗi dịp Tết đến, khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, các bà nội trợ lại phải trăn trở, lo lắng gấp bội.

Nhiều người lựa chọn giải pháp tự mình trồng rau, cung cấp rau cho nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để làm vậy.

Liên thảo đã phát triển rộng rãi kênh phân phối.

RAT cũng là một giải pháp trong chọn lựa rau sạch. Dù giá RAT có cao nhưng đại bộ phận người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì sự bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những thông tin về việc RAT nhập nhèm, không rõ nguồn gốc được công khai đưa vào các bếp ăn, bày bán tại các siêu thị lớn lại càng khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang hơn.

Nhu cầu rau của thị trường Hà Nội khoảng từ 2500 – 3000 tấn mỗi ngày. Rất nhiều hợp tác xã ở các vùng ngoại thành cung cấp rau cho thành phố hằng ngày để thỏa mãn nhu cầu đó.

Tuy nhiên, người tiêu dùng không thể biết được mình đang tiêu thụ những sản phẩm được trồng và chăm bón như thế nào, liệu có đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm. Họ vẫn đang chấp nhận phải sống chung với rau bẩn, tự mình bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ về sức khỏe và tính mạng.

Các mẫu rau luôn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch.

Sản phẩm RAT có thể truy xuất nguồn gốc

Giải quyết những nỗi lo lắng, băn khoăn của người tiêu dùng, Thương hiệu Rau sạch Liên Thảo cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm RAT có thể truy xuất nguồn gốc minh bạch, rõ ràng tới từng ruộng rau.

Liên Thảo liên kết với các hợp tác xã RAT trong việc cấp phép, quản lý, đồng thời tận dụng cơ sở vật chất có sẵn của các hợp tác xã để cung cấp các sản phẩm rau đảm bảo tiêu chí “Sạch mà Ngon”.

Một số hợp tác xã RAT không quản lý chặt chẽ quá trình trồng và chăm sóc trên ruộng của người nông dân nên không đảm bảo quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Khắc phục điều đó, Liên Thảo áp dụng công nghệ trong việc quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng từng ruộng rau, đồng thời đảm bảo người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm nếu có nhu cầu.

Các loại rau đã được kiểm nghiệm mẫu đảm bảo an toàn cho người sử dụng mới được dán tem truy xuất nguồn gốc Liên Thảo và phân phối đến người dùng.

Kỹ sư của Liên Thảo kiểm tra mẫu rau trong phòng thí nghiệm.

Bên cạnh cung cấp RAT cho hệ thống các siêu thị, Liên Thảo tập trung mạnh phát triển hệ thống đại lý phân phối sản phẩm tại các chợ truyền thống, cung cấp RAT đến tận tay người tiêu dùng với mức giá cả hợp lý (chỉ cao hơn mức giá các loại rau thường khoảng 30%).

Liên Thảo đã và đang góp phần làm minh bạch hóa thông tin giữa người sản xuất – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Người nông dân buộc phải sản xuất rau đảm bảo thì mới tiêu thụ được. Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm rau đảm bảo chất lượng và có quyền cũng như trách nhiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà mình sử dụng. Doanh nghiệp là cầu nối minh bạch giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Công thức này là sự đảm bảo cho chất lượng của các sản phẩm RAT mà Liên Thảo cung cấp đến người tiêu dùng, đồng thời góp phần giải bài toán rau sạch đang làm đau đầu người tiêu dùng và cả nhà quản lý.