Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, bị can, bị cáo có quyền không khai cho tới khi có luật sư bên cạnh là quyền rất lớn, nhiều nước đã áp dụng. Nhưng ở ta, ý kiến còn rất khác nhau nên cần có định hướng, vì vậy Viện Kiểm sát chưa đưa quyền này vào dự thảo sửa đổi luật.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu trong buổi giám sát về chống bức cung, ép cung, nhục hình, bỏ lọt tội phạm, người ta nói bị can, bị cáo, nghi phạm có quyền im lặng cho tới lúc có luật sư.
"Nhân việc đang bàn về luật này, nếu như quyền tự bào chữa và nhờ người bào chữa và nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trước phiên tòa, nếu không đủ các nguyên tắc đó các đồng chí có mở phiên tòa không? Và trong quá trình điều tra cũng không đảm bảo các điều kiện đó, các đồng chí có dừng lại không? Vì đây là vấn đề nguyên tắc!", Chủ tịch Quốc hội nói.
“Ngay cả chỗ ngồi của luật sư và công tố viên cũng cần sắp đặt lại cho ngang bằng”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh về quyền tranh tụng tại tòa, phải căn cứ vào Hiến pháp để xác định việc rõ quyền luật sư, quyền tự bảo chữa, nếu không các đồng chí sẽ vi hiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu vấn đề tòa công khai và bí mật. Theo ông Lý, chỉ đối với tòa hình sự mới nên công khai, còn tòa dân sự khi liên quan bí mật đời tư của các bên, không nên công khai.
Đối với quân nhân, theo ông Lý, nếu chỉ những vụ án liên quan bí mật quốc phòng, quân đội mới nên bí mật, còn nếu khi chỉ là quan hệ dân sự như tai nạn giao thông, quan hệ láng giềng mà tòa án quân đội cũng xử thì không hợp lý