Phú Thọ: Xây nhà tiêu góp phần nâng cao vệ sinh môi trường

Những năm qua, từ nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và sự vào cuộc của nhiều ban, ngành, đoàn thể, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh giúp bà con dân tộc tiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Bể tiêu tự hoại đảm bảo vệ sinh

Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn là một Chương trình dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới, tập trung hướng đến 21 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2016 -2020.

Thực trạng khó khăn ở các xã

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, trong chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả đầu ra giai đoạn 2016 -2020, tỉnh đã chọn 55 xã (trong 86 huyện) để thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Để giúp bà con xóa bỏ những thói sinh hoạt không hợp vệ sinh, từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới trong Chương trình, các ban ngành, đoàn thể cùng vào cuộc. Trong thời gian thực hiện chương trình, việc vận động người dân thay đổi cách sinh hoạt cho sạch sẽ hay xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là rất khó khăn và đều phải kiên trì. Nhiều hộ gia đình tìm cách chối đẩy, từ chỗi khi có đoàn đến kiểm tra, vận động vì hoàn cảnh các hộ đều rất khó khăn.

Theo chia sẻ của ông Dương Văn Tiến, Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao: “Những năm qua, số hộ có nhà tiêu ít lắm, số lượng đếm trên đầu ngón tay. Nhà tiêu người dân chỉ dựng lên tạm bợ với vài câu gỗ, cây tre bên cạnh bìa rừng hoặc khu đất trống để làm nhà tiêu. Nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa để ở còn ọp ẹp, có khi chỉ đẩy mạnh là đổ, việc xây dựng nhà tiêu cũng là vấn đề e ngại với họ”.

Để khắc phục tình trạng này, ngay sau khi có quyết định giao chỉ tiêu xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng nhà, nhằm thay đổi hành vi, tập quán, thói quen của người dân. Đồng thời, cử cán bộ đến hướng dẫn quy cách xây dựng nhà tiêu theo mẫu quy định của Bộ Y tế tại các nhà văn hóa xã, thôn, xóm và trạm y tế tại địa phương.

Những năm gần đây, bên cạnh những hộ gia đình chưa có chi phí xây dựng nhà tiêu thì đã có nhiều hộ tự túc xây dựng nhà tiêu mà không cần đến các chính sách hỗ trợ từ địa phương cũng như chương trình. 

Những kết quả tích cực trong việc thực hiện chương trình

Nằm trong Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường, Phú Thọ là một trong 21 tỉnh có người dân tộc tiểu số sống trong khu vực của chương trình. Các hộ gia đình dân tộc tiể số được hưởng những hoạt động, lợi ích bao gồm việc đưa nước sạch đến các xã, hỗ trợ lắp các đấu nối nước, xây dựng số nhà tiêu hợp vệ sinh, tuyên truyền cách vệ sinh môi trường,…

Theo báo cáo kết quả của Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 đã được thẩm định, hiện tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt trên 90%. Số hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn là trên 60%.

Trên địa bàn tỉnh sau 2 năm, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 69%, tỷ lệ trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 94%, trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 88%, các công trình đầu tư đều đảm bảo về chất lượng, yêu cầu, tuân thủ đúng quy định. Xây mới hoặc cải tạo khoảng 1.420 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình …

Có thể thấy, từ khi các công trình cấp nước sạch được đưa vào vận hành đã cung cấp nước ổn định đến từng hộ gia đình, nhà tiêu hợp vệ sinh được đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn; giảm các dịch bệnh.

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, trong đó có 218 xã miền núi, 43 xã đặc biệt khó khăn, 190 thôn bản đặc biệt khó khăn. Số xã nông thôn 247 xã, tổng số hộ gia đình nông thôn là hơn 301.300 hộ.