Tổ chức Y tế Thế giới phân loại làm ca đêm như là một “chất gây ung thư” có thể xảy ra (nguyên nhân gây ung thư), do đồng hồ sinh học của cơ thể bị phá vỡ.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu sức khỏe của y tá, bắt đầu vào năm 1976 với 121.700 nữ y tá ở độ tuổi 30-55, những người đã được theo dõi với các câu hỏi trong mỗi 2 năm.
Luân phiên thay đổi công việc đã được định nghĩa là làm việc ít nhất 3 đêm mỗi tháng ngoài ngày hoặc buổi tối trong tháng đó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cái chết do mọi nguyên nhân cao hơn 11% ở những phụ nữ làm việc luân phiên nhiều hơn 5 năm. Tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 19% ở nhóm này. Đối với ung thư phổi, nguy cơ cao hơn 25% ở những người làm ca đêm trong hơn 15 năm.
GS. Eva Schernhammer (thuộc Trường Y Harvard và Bệnh viện Phụ nữ Brigham ở Boston, Mỹ) cho biết: "Những kết quả này thêm vào các bằng chứng trước đây về khả năng gây hại của làm việc theo ca luân phiên đêm đối với sức khỏe và tuổi thọ”.
Nghiên cứu được công bố trên Journal of Preventive Medicine của Mỹ.
Điều tra Y tế của Anh trước đó cũng cho thấy, 30% người làm việc tăng ca bị béo phì, so với 24% của nam giới và 23% phụ nữ làm việc nhiều giờ bình thường.
Ngoài ra, 40% của nam và 45% nữ làm việc theo ca gặp các vấn đề về sức khỏe như đau lưng so với 36% và 39% phần còn lại của dân số.