Tại bảo tàng CIA ở thủ đô Washington, Mỹ, trưng bày 600 hiện vật, trong tổng số 20.000 công cụ gián điệp từng được CIA sử dụng trong quá khứ, giám đốc bảo tàng Toni Hiley cho biết. Máy thu thanh giấu trong tẩu thuốc, ra đời trong những năm 1960. Khi điệp viên ngậm tẩu sâu trong miệng, tín hiệu thu được đi từ miệng ống xuống xương hàm rồi lên ống tai.
"Xem xét lại công nghệ là điều chúng tôi luôn phải làm trong thế giới gián điệp", Hiley cho biết. "Không có công nghệ nào là quá cũ cho các hoạt động tình báo". Một máy ảnh cơ siêu nhỏ hiệu Tessina ống kính 35 mm được gắn vào trong gói thuốc lá. Hilay cho biết, CIA chọn Tessina vì nó là một trong những máy ảnh nhỏ nhất và chạy êm nhất trong những năm 60.
Chuồn chuồn do thám có một máy thu âm siêu nhỏ gắn trong đầu, chạy bằng động cơ trong, có thể bay ở độ cao 200 mét trong 60 giây, thông qua bộ điều khiển từ xa. Sải cánh rộng cho phép nó bay lượn dễ dàng. Tuy nhiên, nếu trời nổi gió nhẹ, cho dù chỉ là 8 km/h, thiết bị không thể điều khiển được. Vì thế, CIA chưa bao giờ triển khai chuồn chuồn do thám. Nhưng theo Hiley, nó là đại diện đầu tiên của dòng công cụ do thám bằng côn trùng trong thập niên 70 của CIA.
Thiết bị phát hiện đột nhập này được thiết kế để chôn dưới lòng đất. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thiết bị này giúp phát hiện kẻ thù từ cách xa 304 km. Khi cảm ứng được có sự rung động, một ăng-ten tích hợp trong thiết bị sẽ truyền tín hiệu cảnh báo qua sóng vô truyến của CIA.
La bàn kính lúp cho binh lính Mỹ. Không giống những chiếc la bàn bình thường, nó được gắn thêm một chiếc kính lúp phía dưới, để phóng to ký tự trên la bàn. Ngoài ra, nó còn có vỏ làm từ nhôm, và kim phản quang. Nó có độ chính xác rất cao, và được quân đội Mỹ sử dụng từ những năm 1950,.