Những đứa trẻ lên chùa

TPO-Đại đức Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang - TPHCM) trong một lần thuyết pháp nói đại ý rằng, khi gieo một hạt sẽ ra một cây.Từ một cây ra nhiều quả, nhiều hạt. Từ nhiều hạt ra nhiều cây, rồi thành rừng.

Những đứa trẻ lên chùa

> Lên chùa học đạo
> Những đứa trẻ bị 'nhốt' trong... 'lồng kính'

TPO-Đại đức Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang - TPHCM) trong một lần thuyết pháp nói đại ý rằng, khi gieo một hạt sẽ ra một cây.Từ một cây ra nhiều quả, nhiều hạt. Từ nhiều hạt ra nhiều cây, rồi thành rừng.

Và, nhiều rừng… Cũng vậy, khi ta làm một điều thiện như gieo một hạt thiện, rồi sẽ ra một cây, một rừng và nhiều rừng thiện... Ta mặc sức mà thụ hưởng những mùa màng thiện ấy. Ngược lại, khi gieo một điều ác, sẽ ra rừng ác, và nhiều rừng ác... Đại đức ví dụ, tội giết người. Nếu kẻ thủ ác giết một người cha, sẽ khiến con cái bơ vơ, vợ buồn đau. Xã hội có thể có thêm công dân xấu từ việc mất cha. Rồi cái xấu cứ thế sinh sôi. Kẻ thủ ác bị pháp luật trừng trị, cao nhất là tử hình. Ngoài ra, kẻ đó còn bị luật Nhân – Qủa xử tiếp.

Việc các bậc phụ huynh gửi con mình lên chùa học đạo dịp hè, giống như ươm mầm thiện. Các mầm thiện ấy sinh sôi nảy nở, để xã hội có những mùa màng bội thu và nhân lên mãi những điều tốt đẹp.

Ở TP HCM không gian chùa khá thoáng, thoáng cả cảnh quan, cách hành lễ, cũng như sinh hoạt văn hóa tâm linh. Chùa ở miền Bắc trang nghiêm hơn, chủ yếu hành lễ, ít các khóa học. Ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội, cứ ngày lễ, ngày giải hạn, các Phật tử đến đông. Trước khi lễ, Đại đức Thích Thanh Quyết thường có bài giảng ngắn về đạo và đời. Những bài giảng này rất sâu sắc, làm cho tính thiện trong mỗi người được đánh thức, tăng trưởng. Đạo Phật đề cao từ bi bác ái, vị tha, hướng con người đến cái thiện, sự tĩnh tâm trong tâm hồn- cần đến nhiều hơn với người trẻ trong bối cảnh hiện nay. Một đại đức tuổi 8X từ miền Nam ra trụ trì ngôi chùa ở Ba Vì, Hà Nội, nói: “Chùa miền Bắc hơi buồn. Chỉ ông già bà lão đến thôi. Có trẻ con mới vui. Trẻ thì mới cần đến chùa chứ…”.

Thấp thoáng trong các bài giảng của mình (phát hành đĩa CD, CVD), đại đức Thích Chân Quang mong được nói chuyện nhiều hơn với người trẻ- những người là hiện tại, tương lai của xã hội- những người tuổi đời con dài cần giác ngộ để làm điều có ích cho xã hội!

Có lẽ các đại đức nên có những buổi nói chuyện ở trường học? Và, điều này cần sự quan tâm của trường, sở, bộ, chứ không chỉ là sở nguyện của các phụ huynh mỗi dịp hè về?

Lê Anh Đạt

Theo Viết