Tránh uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đượ̣c hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Không dùng đường nâu
Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.
Không uống "chay", không uống khi đói
Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Sữa đậu nành và mật ong
Sự kết hợp này sẽ gây tổn thương cho tai và mắt của bạn. Cụ thể là bạn sẽ có khả năng bị rối loạn thính giác và bị giảm thị lực.
Đậu nành và rau chân vịt
Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là một sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày của bạn. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo ra một loại kết tủa không tan gọi là canxi oxalat trong dạ dày của bạn.
Đậu nành và hành lá
Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.
Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất cho bạn. Tuy nhiên, khác với các loại sữa thông thường, sữa đậu nành có khả năng ức chế hoạt động của enzyme protease. Enzyme này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Chính vì thế, nếu ăn trứng cùng lúc với sữa đậu nành bạn sẽ không thể hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng. Ảnh minh họa: Internet
Sữa đậu nành và trứng
Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất cho bạn. Tuy nhiên, khác với các loại sữa thông thường, sữa đậu nành có khả năng ức chế hoạt động của enzyme protease. Enzyme này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Chính vì thế, nếu ăn trứng cùng lúc với sữa đậu nành bạn sẽ không thể hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng.
Tránh uống sữa chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uống sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.
Chất goitrogens trong đậu nành gây ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và gây trở ngày cho quá trình trao đổi chất iodine và gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên uống sữa đậu nành
Người bị loét dạ dày không nên uống sữa đậu nành
Những người bị loét dạ dày là người không nên uống sữa đậu nành. Các chuyên gia lý giải bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác.
Người bị ung thư vú
Bị ung thư vú không nên uống sữa đậu nành bởi do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Người bị gout
Bệnh gout là một căn bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hóa purin trong khi đó đậu nành rất giàu purin và purin là chất ưa nước. Hơn nữa sau khi đậu nành nghiền thành bột, hàm lượng purine cao hơn nhiều lần so với các sản phẩm đậu nành khác. Vì vậy, những người có triệu chứng bệnh gút thì không nên uống sữa đậu nành bởi những tác động tiêu cực của nó lên sức khỏe.
Những người đang dùng thuốc kháng sinh không nên uống sữa đậu nành bởi thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Khoảng cách giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên. Ảnh minh họa: Internet
Người bị sỏi thận
Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Người đang uống kháng sinh
Những người đang dùng thuốc kháng sinh không nên uống sữa đậu nành bởi thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Khoảng cách giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên.
Người bị suy giảm chức năng tuyến giáp
Chất goitrogens trong đậu nành gây ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và gây trở ngày cho quá trình trao đổi chất iodine và gây rối loạn chức năng tuyến giáp.