Luôn trăn trở phát triển công nghiệp
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có đóng góp xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở và phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng. Về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, hồi đó Thái Bình có việc người dân phản đối chính quyền, một bộ phận cán bộ lộng hành, ức hiếp quần chúng. Ông về Thái Bình, hỏi thăm tình hình, gặp cán bộ, gặp bí thư chi bộ, gặp cán bộ lão thành, gặp nhân dân. Về rồi ông họp với các bộ, ngành xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Không chỉ riêng ở từng xã đâu mà từ cơ sở xã, phường, rồi trường học, bệnh viện, cơ quan đều có. Mãi đến bây giờ thì quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn đang thực hiện tốt.
Ông là người trong sạch lắm không tơ vương gì đâu. Ông Đỗ Mười là người ham đọc sách. Sách của ông nhiều lắm, gần một vạn cuốn. Hằng ngày từ 4h đến 6h sáng ông đọc sách.
Ông Phan Trọng Kính
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười lúc nào cũng quan tâm tình trạng đất nước còn nghèo. Nhưng nghèo vì sao, vì chiến tranh đã đành rồi, nhưng mà không chăm lo cho công nghiệp. Đi đâu ông cũng nói phải chăm lo cho công nghiệp. Ông tính, hằng năm chúng ta phải nhập không biết bao nhiêu máy móc phụ tùng của các nước, tốn hàng tỷ USD. Tại sao lại không có một nhà máy, công nghiệp sản xuất ra các tư liệu sản xuất, sản xuất ra các máy móc phụ tùng để đỡ phải nhập. Cho mãi đến trước lúc qua đời, lúc nào ông cũng nhắc đến công nghiệp hóa mà chưa làm được. Tâm huyết thứ hai là về vấn đề giáo dục. Thời kỳ ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đi đâu ông cũng thăm hỏi các cháu từ mầm non đến học tiểu học, trung học. Ông xuống thấy cơ sở của các trường nghèo nàn, thiếu thốn nhiều thứ, đặc biệt là Trường ĐHSP Hà Nội. Trở về, ông báo cáo với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nên đầu tư thích đáng cho trường ĐHSP. Từ đó trường mới khang trang hơn.Ông là người rất trong sạch, trong sáng. Ai mà biếu xén gì là ông trả ngay. Trước đây sau khi hòa bình lập lại ở miền Nam, người ta đến biếu phong bì, ông mở xem thì thấy đô la, ông nói trả ngay, tiền ở đâu, lấy tiền ở đâu mà có tiền thế này. Ông cảnh cáo ngay. Ông là người trong sạch lắm không tơ vương gì đâu. Ông Đỗ Mười là người ham đọc sách. Sách của ông nhiều lắm, gần một vạn cuốn. Hằng ngày từ 4h đến 6h sáng ông đọc sách.
Phê phán tình trạng lãng phí
Đi họp hành ở các địa phương mà bày vẽ chuyện ăn uống là ông không thích. Có lần dự một cuộc họp bàn về thương nghiệp ở tỉnh Nam Định. Hôm ấy lãnh đạo tất cả các tỉnh về trong đó có tỉnh Thái Bình. Sau cuộc họp, tỉnh Nam Định bày một bữa cơm rất là thịnh soạn. Ăn xong thấy thừa nhiều. Ông có ăn đâu, ăn qua loa mấy miếng bánh mỳ, xong ông đứng lên nói: Như thế này không được, như thế này là lãng phí, là ăn của dân.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình ngồi đó nghe mới điện về cho ở nhà chuẩn bị. Về Thái Bình thì tỉnh cho ông ăn cơm với canh cua, đậu phụ với mấy miếng cá, rau. Chẳng có gì nữa. Đoàn chúng tôi đi theo phải xin thêm tí nước mắm để ăn với cơm. Còn họp hành thời đó mà bày biện nước suối thì ông nói một chai nước suối là một lít xăng, mình thiếu gì chè xanh mà không nấu nước uống để vừa bổ vừa mát lại đỡ tốn kém. Hà Nội về sau giữ được cái nếp là các cuộc họp đều dùng nước chè xanh. Bình thường, bữa cơm của ông chỉ có lọ muối vừng để trước mặt. Lúc nào bà cấp dưỡng cũng phải để lọ muối vừng đó. Ăn cơm thì có đậu phụ. Khi còn đi làm thì ông cũng có thịt thà, nhưng không phải là nhiều đâu. Thời kỳ bao cấp tem phiếu bao nhiêu lạng thịt thì ông lại dành dụm gửi vào Nam cho vợ đang điều trị bệnh trong đó.
Ông lo cho dân nhiều thứ. Thư từ gửi đến nhiều và ông đều giải quyết. Khi còn làm Thường trực Ban Bí thư, ông dành một tiếng đồng hồ vào buổi chiều để xem thư từ có gì để ông giải quyết. Có lần ông đi từ trong nhà ra thì có ông cụ già đứng trước ô tô. Trời mưa, ông xuống đỡ ông cụ, hỏi có đơn thư gì thì đưa cho tôi, tôi sẽ giải quyết cho cụ, cụ về đi. Sau ông mới gọi tôi chuyển cho địa phương để giải quyết.
Một dạo khác có một bác ở Thái Bình lên phản ánh việc liên quan đến giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng. Ông này đến trước cổng hô “Ông Đỗ Mười ơi”. Anh em bảo vệ mới chạy ra, ông ấy nói muốn gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông Đỗ Mười đang giờ giải lao cuộc họp nên yêu cầu lãnh đạo văn phòng Chính phủ mời người muốn gặp “ông Đỗ Mười” vào làm việc. Công dân này được mời vào nhưng nói rất nhiều. Ông nói có chuyện gì, đơn từ gì đưa tôi giải quyết. Rồi ông cho người mời lãnh đạo tỉnh Thái Bình lên ngay. Buổi chiều lãnh đạo tỉnh Thái Bình lên, ông giao vụ việc, yêu cầu giải quyết dứt điểm.
...
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười lúc nào cũng quan tâm tình trạng đất nước còn nghèo. Nhưng nghèo vì sao, vì chiến tranh đã đành rồi, nhưng mà không chăm lo cho công nghiệp. Đi đâu ông cũng nói phải chăm lo cho công nghiệp. Ông tính, hằng năm chúng ta phải nhập không biết bao nhiêu máy móc phụ tùng của các nước, tốn hàng tỷ USD. Tại sao lại không có một nhà máy, công nghiệp sản xuất ra các tư liệu sản xuất, sản xuất ra các máy móc phụ tùng để đỡ phải nhập.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời
Sau thời gian dài lâm bệnh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần tối 1/10, hưởng thọ 101 tuổi. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thông báo, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trút hơi thở cuối cùng lúc 23h12 ngày 1/10, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thời gian lâm bệnh, ông đã được Đảng, Nhà nước, tập thể giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước cứu chữa, nhưng không qua khỏi vì tuổi cao sức yếu.