Tung ra 25 pha dứt điểm so với 4 của đối thủ, cầm bóng 78% so với 22% bên phía Trung Quốc, nhưng Nhật Bản cũng chỉ có thể thắng sát nút và cả hai bàn thắng đều đến từ bài treo bóng bổng bên cánh trái vào, tận dụng sự càn lướt của tiền đạo để ghi bàn.
Tỷ số không thuyết phục và cách tấn công không đẹp mắt có lẽ khiến NHM Nhật Bản rầu lòng. Sự thất vọng của họ càng lớn khi đây được coi là “thế hệ Paris”, những người được ươm mầm cho Thế vận hội 2024, và sắp tới sẽ tranh tài tại ASIAD vào tháng 9 này.
Bởi vậy, những bình luận thể hiện sự ngờ vực đã xuất hiện. Trên Yahoo Sports, một CĐV nói: “Các cầu thủ sinh năm 2003 và 2004 này được gọi là "thế hệ Paris". Nhìn họ đá, tôi hơi thất vọng, nó tệ hơn nhiều so với tôi tưởng tượng”.
Bình luận này nhận được sự đồng tình: “Nghe nói nhóm cầu thủ này đang được chuẩn bị cho Thế vận hội Paris, và đó là những tài năng trẻ ưu tú nhất của chúng ta. Không biết có phải vậy không vì tôi thấy năng lực của họ chỉ ở mức trung bình, không đủ sức lấy chỗ ở J-League”.
Chứng kiến Việt Nam, Hàn Quốc thi đấu tại giải U20 năm nay, nhiều CĐV càng có cơ sở để so sánh: “Nếu chỉ đá được như thế này thì dù vượt qua vòng bảng cũng nhất định không thắng được Việt Nam, Hàn Quốc hay chủ nhà Uzbekistan đâu”.
Tôi không thấy có gì nổi bật giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngoài việc chúng ta cầm bóng nhiều hơn. Có lẽ việc đối thủ quá yếu là lý do lớn để chúng ta giành chiến thắng. Trên thực tế, bàn thắng đầu tiên là việt vị, còn bàn thứ hai là chạm tay. Nếu có VAR thì Nhật Bản đã không thể thắng”.
"Việt Nam đá chắc như thế nào trước Úc chắc mọi người cũng đã thấy. Nếu chúng ta cứ đá thiếu biến hóa như thế, xem ra nếu gặp họ chúng ta sẽ lại nhận kết cục như Úc mà thôi", một CĐV khác nêu quan điểm...