Nhật triển khai Patriot: Một mũi trúng hai đích

Nhật Bản đã triển khai tên lửa phòng không Patriot trên các hòn đảo ở Biển Hoa Đông, sẵn sàng đánh chặn tên lửa tầm xa mà CHDCND Triều Tiên có kế hoạch phóng thử nghiệm trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc Nhật Bản tăng cường quốc phòng tại sườn phía Nam và đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ được quyết định bởi những quan ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Từ ngày 10 đến ngày 22 tháng 12, Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa "Ynha-3" đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Mỹ và các đồng minh quân sự trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc mạnh mẽ chỉ trích động thái này.

Washington, Seoul và Tokyo cho rằng Bình Nhưỡng đang lợi dụng việc phóng vệ tinh thăm dò không gian hòa bình để thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa và như vậy, Triều Tiên vi phạm lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

rong tháng Tư năm ngoái, Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa mang vệ tinh, nhưng tên lửa này bị nổ trong không trung sau một phút rời bệ phóng, các mảnh vỡ rơi xuống vùng biển Hoàng Hải ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc.

Mối quan tâm dễ hiểu về sự thất bại có thể xảy ra của thiết bị mới đã tạo nguyên cớ cho cuộc chuẩn bị quân sự lớn trong khu vực. Đặc biệt là Nhật Bản, nội các một lần nữa nỗ lực chứng minh giá trị của mình khi đối mặt với các đe dọa từ phía bên ngoài.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto đã ra lệnh tiêu diệt tên lửa của Bắc Triều Tiên hoặc các mảnh của nó, nếu trường hợp khẩn cấp đe dọa đất nước xảy ra.

Trước đó, quân đội Nhật Bản đã triển khai trên các hòn đảo Miyako và Ishigaki ở phía Nam hệ thống phòng không Patriot PAC-3. Hệ thống tương tự sẽ được lắp đặt trên đảo Okinawa.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chúng được thiết kế để bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản khỏi bị mảnh vỡ tên lửa rơi xuống. Người ta cho rằng quỹ đạo tên lửa của Triều Tiên sẽ chạy qua giữa các hòn đảo Miyako và Ishigaki.

Tokyo cũng được phái đến khu vực ba tàu khu trục được trang bị hệ thống theo dõi Aegis với tên lửa phòng không tầm SM-3. Nhiệm vụ của hệ thống này là đánh chặn tên lửa Triều Tiên trong trường hợp lãnh thổ Nhật Bản bị đe dọa. Các đội cứu hộ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được đưa đến các đảo lân cận.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cứu hộ quân sự đến để trợ giúp dân chúng trong trường hợp tên lửa hoặc mảnh vỡ rơi xuống, hoặc nhiên liệu độc hại làm ô nhiễm đất đai.

Sự phối hợp với Mỹ trong khuôn khổ quan hệ đối tác an ninh Nhật-Mỹ được tăng cường. Với vệ tinh gián điệp Mỹ, Nhật Bản sẽ được cung cấp thông tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Trong thực tế, Bình Nhưỡng đã cho Tokyo cơ hội để tổ chức thử nghiệm các chức năng khác nhau trong tương tác với quân đội Mỹ.

Trả lời phỏng vấn đài Voice of Russia, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Valery Kistanov cho biết: “Tiến hành hành hợp tác với Mỹ, khi chuẩn bị tiêu diệt tên lửa hoặc các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên, tất nhiên, Nhật Bản cũng nghiên cứu phương án hành động trong trường hợp có mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc, mà theo đánh giá của các nhà quân sự Nhật Bản thì có thể xảy ra trong tương lai.

Về toàn diện, triển khai các lực lượng ở phía Nam là chính sách tăng cường bảo vệ sườn phía Nam của quốc phòng Nhật Bản. Mà đó là hướng Trung Quốc”.

Theo đánh giá của ông Valery Kistanov, hiện tại tại Nhật Bản đang diễn ra sự thay đổi chính sách quốc phòng, chuyển từ phòng vệ phía Bắc (tức là Nga) về phía Nam (Trung Quốc).

Năm ngoái Nhật Bản tổ chức cuộc diễn tập lớn phía Nam đảo Kyushu, tung ra số lượng lớn quân đội và thiết bị. Trong bối cảnh tình hình xấu đi bởi tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, sự hợp tác quân sự Nhật-Mỹ càng sâu sắc thêm.

Cuộc chuẩn bị được thực hiện trong mối liên hệ với kế hoạch triển khai Ynha-3 gây chú ý bởi quy mô của nó. Theo ông Valery Kistanov, có thể mô tả hiện tượng này bằng cụm từ "Nói tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì phải hiểu là nói tới Trung Quốc".

Theo Voice of Russia

Theo Tổng hợp