Người Việt hiện đại ngại lao động
Mới đây dư luận xôn xao về nhận xét của ông Ito Junichi - một vị CEO Nhật về người Việt Nam.
Theo đó, ông Junichi viết: 'Tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa. Một điều có thể thấy là người Việt coi thường những người lao động chân tay'.
Vậy chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào khi người Việt lâu nay vẫn được đánh giá là chăm chỉ?
Theo TS Phạm Qúy Hiệp, tính cần cù của người Việt vốn có truyền thống từ lâu đời và đã trở thành một nếp sống văn hóa được bạn bè năm châu thừa nhận.
Nhờ có tính cần cù và nhẫn nại mà người dân Việt Nam làm được rất nhiều việc, từ khai khẩn đất hoang cả đồng bằng Nam bộ, cho đến đồng bằng Bắc bộ, hình thành các khu trù mật, chủ yếu dựa vào sức lao động.
Nhân chứng hùng hồn và chân thật nhất cho phẩm chất yêu lao động của người Việt là thế hệ những người già. Ở nông thôn, không khó để người ta nhìn thấy hình ảnh những ông bà già đã 70 - 80 tuổi vẫn đi làm đồng, chăn trâu, quét sân, dọn nhà…
Thậm chí, nhiều người già dù được con cháu dặn dò là nên nghỉ ngơi nhưng họ vẫn cứ làm việc, làm như một thói quen, như các cụ vẫn đùa nhau: 'Khổ quen rồi giờ sướng không chịu được'.
Người dân Hà Đông, Hà Nội hẳn vẫn không quên hình ảnh một cụ ông 84 tuổi vẫn hằng ngày đạp xe chở sọt chuối đem đi bán dù con cháu tìm mọi cách ngăn cản. Cụ làm không phải vì kinh tế khó khăn mà như lời cụ nói thì: Bận rộn và được làm việc là niềm hạnh phúc.
Vậy mà trong một chương trình thời sự gần đây có đưa ra những con số so sánh về năng suất lao động giữa thợ Việt với thợ một số nước ở Đông Nam Á, theo đó, một thợ Singapore có năng suất bằng... 15 thợ Việt.
Còn theo Tổng cục thống kê, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc .
Một người Mỹ sang Việt Nam lần đầu theo một chương trình trao đổi văn hóa đã từng thắc mắc:
'Hình như ở Việt Nam tình trạng thất nghiệp cao lắm hả nên lúc nào tôi cũng thấy người ta đi đầy đường, trong giờ làm việc mà các quán cà phê lúc nào cũng đông?'.
Thực tế, tại các công sở dễ bắt gặp cảnh lười nhác, nhất là khi sếp đi vắng. Những lúc đó, nếu trên màn hình máy tính không là các trò game online thì cũng là những phim ướt át Hàn Quốc, là chít chát, lên facebook tán gẫu với bạn bè. Công khai nữa thì 'lượn', 'đánh võng' ngoài đường phố rồi cà phê cà pháo…
Rất nhiều người trẻ đang lãng phí thời gian
Việt Nam hiện nằm trong top 10 quốc gia sử dụng facebook nhiều nhất. Mức sử dụng Facebook ở Việt Nam đang cao hơn 13% so với mức trung bình trên thế giới.
Điều đáng nói là, rất ít người trong số đó sử dụng mạng xã hội này phục vụ cho công việc mà chủ yếu để trò chuyện, theo dõi tin tức của bạn bè hoặc mua sắm.
Trong một cuộc khảo sát nhỏ trên VnExpress, có đến 27% người được hỏi cho biết, họ bị nghiện facebook và không vào là không chịu được.
Rồi nhiều người trong số đó rảnh đến mức hễ thấy cô hoa hậu nào ăn mặc hớ hênh hay để mẹ cúi xuống chỉnh váy thì họ lại làm ầm lên, lên mạng ném đá không thương tiếc.
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?
Một ngân hàng ở Việt Nam vì những khó khăn, thay đổi trong chiến lược kinh doanh đã điều chuyển một số lưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp.
Người Việt chỉ giỏi lý thuyết và thích làm công việc nhẹ nhàng, nhàn hạ.
'Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội', ông nói.
Còn ở xã hội Việt Nam hiện nay, giới trẻ được nuông chiều hết mực, chỉ việc ăn với học. Tất cả mọi việc chân tay đều được cha mẹ, người giúp việc chăm sóc tận răng. Thậm chí có em học sinh lớp 11 - 12 rồi mà còn không biết nhặt rau, giặt quần áo.
Hơn nữa, nền giáo dục Việt Nam cũng chưa thực sự tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng chân tay.
Các trường nghề thường được đầu tư ít và danh tiếng cũng quá thấp để có thể thu hút người theo học, trừ khi trượt ở các trường đại học - nơi mặc định là đào tạo những người sau này làm thầy chứ không... làm thợ.