Từ khi Việt Nam mở cửa (1986) để hội nhập thế giới tới nay, đã có rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến, nhưng không phải tất cả đều thành công. Không ít nhà đầu tư phải ngậm ngùi rời khỏi thị trường khi các sản phẩm làm ra không được người tiêu dùng Việt chấp nhận (riêng nửa đầu năm 2013 đã có hơn 500 doanh nghiệp FDI ngừng hoạt động - Bộ KH&ĐT).
Điều đó cho thấy mỗi thị trường có những yêu cầu khác nhau, nhà đầu tư muốn thành công phải biết đáp ứng điều khách hàng muốn. Chính vì thế, “Địa phương hóa” đang trở thành phương châm mới của các nhà sản xuất khi xâm nhập thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn, triết lý kinh doanh này lại càng được áp dụng thấu đáo để đạt thành công tại thị trường nội địa.
Các hãng ăn nhanh hàng đầu thế giới như KFC, Lotteria, McDonald’s… khi vào Việt Nam thì món ăn của họ sẽ không chỉ có thịt, bơ, sữa, bánh mỳ… mà phải có thêm cơm - một món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Không chỉ dừng lại ở lại ở khẩu vị, những ông hoàng thức ăn nhanh này còn có những chiêu thức “địa phương hóa” riêng nhằm chiếm lĩnh miếng bánh thức ăn nhanh được cho là rất tiềm năng tại Việt Nam.
Với McDonald’s, khi quyết định đầu tư vào “ma trận đồ ăn nhanh” tại Việt Nam, ông lớn này đã chọn những địa điểm “vàng” cho các cửa hàng của mình với tiêu chuẩn thiết kế của McDonald’s toàn cầu - đánh ngay vào tâm lý của những người trẻ Việt luôn nóng lòng trải nghiệm thương hiệu nổi tiếng, đồng thời tung ra hàng loạt các hình thức tiếp thị kích thích trí tò mò của người Việt Nam trước khi chính thức khai trương. Dù tấn công thị trường Việt Nam muộn hơn so với các đối thủ, nhưng lại chọn đúng thời điểm khi khái niệm thức ăn nhanh phần nào đã định hình trong tâm trí nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là lớp trẻ.
Ariston Thermo là tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhiệt gia dụng và máy nước nóng. Hiện Ariston đang có các dòng sản phẩm chính tại thị trường Việt Nam như: Bình nước nóng gián tiếp, máy nước nazóng trực tiếp, máy nước nóng năng lượng mặt trời và Bơm nhiệt.
Đối với hàng gia dụng, nội thất, thói quen tiêu dùng của ngưởi Việt Nam cùng các yếu tố văn hóa, quan niêm, phong thủy cũng tác động rất lớn tới chiến lược “địa phương hóa” khi đặt chân vào Việt Nam. Đơn cử, với Ariston Thermo - “người khổng lồ” trong lĩnh vực nhiệt gia dụng và máy nước nóng tại Ý, “địa phương hóa” được doanh nghiệp áp dụng ngay từ những năm 1988 khi bắt đầu lấn sân vào Việt Nam. Bằng hàng loạt cuộc nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp đã định hình cho mình tiêu chí đối với sản phẩm riêng cho Việt Nam: chất lượng phải song hành cùng độ bền, thẩm mỹ và tiết kiệm điện năng.
Ngoài hoạt động Nghiên cứu và phát triển, Tập đoàn Ariston Thermo còn xây dựng hàng loạt nhà máy áp dụng Hệ thống Tiêu chuẩn thế giới (WCM) tại các quốc gia mà Tập đoàn đang chiếm lĩnh, mà một trong số đó là nhà máy tại Bắc Ninh khánh thành đầu tháng 4 vừa qua. Với WCM, toàn bộ các sản phẩm sản xuất ở các nhà máy này sẽ cùng chuẩn với các dòng sản phẩm “Made in Italy” của Ariston trên toàn cầu.
Về thiết kế, Ariston “địa phương hóa” thiết kế của sản phẩm phù hợp với kiến trúc nội thất của người Việt, đồng thời phối hợp cùng các nhà thiết kế hàng đầu thế giới cho ra đời những sản phẩm hợp “gu” Việt Nam nhưng cũng không kém phần tinh tế. Ariston cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng những tiêu chí hàng đầu về an toàn và tiết kiệm điện cho mọi sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn châu Âu.
“Quan điểm của chúng tôi không phải dạo chơi tại thị trường Việt Nam, mà muốn xây dựng tại đây một gốc rễ vững chắc của Ariston”, ông Stefano Cartoni - Giám đốc thương mại khu vực châu Á Thái Bình Dương của Tập đoàn Ariston Thermo khẳng định. “Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục giữ vững vị thế số 1 trên thị trường bình nước nóng Việt Nam, trong đó, vũ khí quan trọng nhất chính là sự am hiểu để có thể mang đến những tiện nghi nhất cho người tiêu dùng”.