Người Hà Nội nhộn nhịp sắm Tết Đoan Ngọ, rượu nếp cấm hút khách

'Giết sâu bọ' từ sáng sớm, người Hà Nội nhộn nhịp sắm Tết Đoan Ngọ

Sáng sớm 18/6 nhằm ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), nhiều chợ ở Hà Nội khung cảnh mua bán dường như tấp nập hơn thường ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Từ 6 giờ sáng, nhiều người dân ở Hà Nội đã vội vã đi chợ mua các món ăn truyền thống như rượu nếp, mận, bánh gio để làm thủ tục 'giết sâu bọ,' như cách nói dân dã, trước khi ngày mới bắt đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Các mặt hàng như rượu nếp, nếp cẩm, vải, mận, chôm chôm,... được bán bày bán la liệt ở các phố Hàng Bè, Gia Ngư, Chợ Hôm,... nhưng không mua sớm thì cũng không còn hàng đẹp, ngon. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo ghi nhận trên thị trường Hà Nội, tại một số tuyến phố cổ, theo những người bán hàng, lượng khách mua hoa quả, rượu nếp trong những ngày này tăng đột biến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tại các khu vực tỉnh miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, vào Tết Đoan Ngọ, người dân thường ăn hoa quả, rượu nếp để diệt sâu bọ. Giá cả các mặt hàng này đều tăng hơn so với ngày thường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bà Mai An (phố Lí Thái Tổ, Hà Nội) cho biết bà đã dậy từ rất sớm để mua sắm đồ về thắp hương và làm lễ giết sâu bọ vì sợ hết hàng, không mua được hoa quả tươi ngon. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa của ngày mùng 5/5 Âm Lịch hàng năm. Từ đời xưa truyền lại, ý nghĩa của ngày này đó là trong cơ thể con người nhất là đường tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho sức khỏe con người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Các loại bánh gio cũng được nhiều người hỏi mua trong ngày này. Một tiểu thương cho biết, bánh gio được bán với giá 50-80 ngàn đồng/chục chiếc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Quả vải, mận và rượu nếp là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan ngọ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ chính là rượu nếp. Rượu nếp, nếp cẩm giá từ 50-70.000 đồng/cân, trong khi các món ăn khác như vải 20-30.000 đồng/cân, mận 30-40.000 đồng/cân,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cô Trần Thị Thúy Loan, một tiểu thương trên phố Gia Ngư cho hay: 'Cô bán rượu nếp ở đây hơn 35 năm, mỗi năm dịp Tết Đoan Ngọ cô bán được gấp 3-5 lần ngày thường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo Theo Vietnamplus