Nga dùng tổ hợp Pantsir-M bắn hạ tên lửa chống tăng Kornet

TPO - Tổ hợp phòng không trên hạm Pantsir-M của Nga nay có thêm những những khả năng mới. Giờ đây, tổ hợp có thể đánh chặn các mục tiêu bay ở độ cao không quá một hoặc hai mét so với mặt nước. Tính năng này giúp tàu chiến chống lại tất cả các tên lửa chống hạm hiện đại, bom và các loại vũ khí chính xác khác.
Ảnh: TASS / Vitaly Nevar

Việc đánh chặn mục tiêu ở độ cao cực thấp đã được thực hành trong các vụ phóng thử nghiệm từ tàu tên lửa nhỏ Odintsovo (MRK) và tàu tên lửa lớn Shuya.

Theo các nguồn tin của Izvestia, Hải quân Nga đã bắn hạ một số tên lửa chống tăng Kornet bắt chước một cuộc tấn công của đối phương. Tất cả các mục tiêu đều bị đánh chặn ở khoảng cách vài km tính từ điểm phóng, khi đạn đang bay ở độ cao từ 1 đến 3 mét so với mặt nước.

Các hệ thống phòng không trên tàu hiện đại của phương Tây được sử dụng chống các mục tiêu bay cao hơn. Ví dụ, hệ thống chống tên lửa chủ lực của Mỹ là SeaRAM được nói là có thể đánh trúng mục tiêu ở độ cao chỉ hơn 10 mét.

Theo các nguồn tin, để "Pantsir" có thể đảm bảo tấn công các mục tiêu bay thấp, hệ thống điều khiển và ngắm bắn của nó đã được tinh chỉnh. Khi bắn vào các mục tiêu như vậy, rocket ở giai đoạn cuối của hành trình bay sẽ cơ động gấp và bổ nhào xuống ngay phía trên mặt nước.

Tàu tên lửa Shuya R-71 đã khai hỏa để kiểm tra các khả năng mới của Pantsir-M, và tàu Odintsovo đã tham gia các vụ phóng thử theo lịch trình.

Nhà sử học quân sự Dmitry Boltenkov nói với Izvestia: “Tên lửa chống tăng Kornet (cũng do Nga sản xuất) có tốc độ bay cao và diện tích phân tán nhỏ. “Do đó, nó có thể được sử dụng như một mô hình mô phỏng các mẫu tên lửa tốc độ cao hiện có và trong tương lai.

Nếu "Pantsir-M" trong các cuộc thử nghiệm cho thấy nó có thể bắn hạ các tên lửa có đặc điểm như vậy, tổ hợp này có thể được sử dụng hiệu quả để cung cấp khả năng phòng không và chống tên lửa cho các tàu chiến của chúng ta, nhằm tạo ra sự bảo vệ trước các khí tài quân sự hiện đại của nước ngoài.