Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều tối qua, 21-8, thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - phó trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ - cho biết: Trong tuần qua, lượng mưa đo được ở các trạm khu vực Nam bộ cho thấy nằm ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, hụt khoảng 50%, thậm chí có nơi hụt đến 70%.
Thưa bà, có phải đó là dấu hiệu cho thấy sẽ xảy ra một đợt hạn ở Nam bộ ngay trong mùa mưa?
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước thượng nguồn sông Mekong, đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên đang lên nhanh với cường suất 6-8cm/ngày. Dự báo đến 25-8, mực nước tại Tân Châu lên mức 4,3m (trên báo động 3 là 0,1m); tại Châu Đốc lên mức 3,6m (trên báo động 3 là 0,1m).
Trong một, hai ngày tới mực nước ở vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên tiếp tục lên, nhiều nơi lên mức báo động 2, có nơi lên báo động 3 và sau đó biến đổi theo triều
Hiện tượng giảm mưa nói trên dân gian thường gọi là “hạn bà chằn”. Thông thường mỗi năm có một hoặc hai đợt ít mưa xảy ra ở Nam bộ vào các tháng 6, 7 và 8; trung bình mỗi đợt kéo dài khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, cũng có năm “hạn bà chằn” kéo dài 15-20 ngày (như các năm 1998 hay 2003).
Đợt giảm mưa này còn kéo dài bao lâu nữa?
-Đợt ít mưa này có khả năng còn kéo dài khoảng 3-4 ngày nữa và sau đó sẽ mưa nhiều trở lại. Tuy nhiên, tôi cần lưu ý sau những đợt giảm mưa rồi mưa trở lại thì thường có dông, sét, gió giật... sẽ xảy ra trên diện rộng và cường độ cũng mạnh hơn do độ bất ổn định trong không khí cao.
Còn ở miền Trung nhiệt độ tăng cao trong những ngày gần đây là do đâu, thưa bà?
Đấy cũng là một hiện tượng thời tiết đáng chú ý, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên nắng nóng khá gay gắt. Nhiệt độ cao nhất hầu hết từ 36-380C. Riêng tại Ba Tơ (Quảng Ngãi) là nơi nóng nhất tại miền Trung. Hôm qua, 21-8, ngoài các khu vực kể trên, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình cũng có nắng nóng.
Đợt nắng nóng nói trên là do đang vào tháng cao điểm của mùa khô ở Trung bộ và do ảnh hưởng của hiệu ứng gió Lào.