Mỹ nói gì về việc Nga bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran?

TPO - Cả Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng đồng loạt lên tiếng sau khi Nga chính thức dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Hãng Lenta ngày 14/4 dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng, Josh Ernest cho biết, việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 cho Iran, có thể gây cản trở cho các kế hoạch về chương trình hạt nhân của Tehran, cũng như tiến tới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Theo Josh Ernest, sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia liên quan, trong đó có Liên bang Nga, là cần thiết để đạt được thành công trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran.

Tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 13/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên tiếng phản đối quyết định của phía Nga.

Trong khi đó, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày, khẳng định việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán giữa Nhóm P5+1 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) và Iran nay về chương trình hạt nhân của Iran. 

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định, quyết định dỡ bỏ cấm bán S-300 của Moscow cho Tehran được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán của Nhóm P5+1 đã đạt được một thỏa thuận tạm thời về kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.

Ngoại trưởng Nga cũng cho biết thêm, S-300 là hệ thống có tính chất phòng thủ và không đe dọa đến an ninh của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

Thông báo chính thức của Điện Kremlin ngày 13/4 cho biết: “Nghị định dỡ bỏ lệnh cấm vận bao gồm việc quá cảnh qua lãnh thổ của Liên bang Nga (bao gồm cả đường hàng không); dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Liên bang Nga cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran”.

Trước đó, Moscow đã hủy hợp đồng bán hệ thống phòng không S-300 cho Tehran hồi năm 2010 dưới sức ép của phương Tây sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. 

Trước đó, Moscow đã hủy hợp đồng bán hệ thống phòng không S-300 cho Tehran hồi năm 2010 dưới sức ép của phương Tây sau khi Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. 

Đến năm 2007, chính quyền Nga mới công bố chính thức về thoả thuận này, song vì nhiều lý do khác nhau họ đã không vội thực hiện hợp đồng, lấy lý do có vấn đề kỹ thuật.

Iran đã nhiều năm chờ đợi việc cung cấp các tổ hợp này, dù trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm hợp đồng 300-400 triệu USD.

Đến tháng 6/2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran “mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc”.

Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo Iran sau đó đã đệ đơn lên tòa án trọng tài ở Geneva (Thụy Sĩ) kiện Tập đoàn Rosoboronexport của Nga vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, sau đó Nga cho biết sẽ cung cấp cho Iran hệ thống phòng không Antey-2500, thay vì S-300.

Việc nối lại các cuộc đàm phán chuyển giao S-300 được Moscow và Tehran thống nhất nhân chuyến thăm Iran của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi cuối tháng 1 vừa qua.

Theo Theo Lenta