Mua bán dưới 1000 USD chỉ bị phạt cảnh cáo

TPO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có hiệu lực từ ngày 31/12 thay đổi nhiều điểm liên quan đến việc xử phạt trong hoạt động ngoại hối. Trường hợp số tiền mua, bán dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương chỉ bị phạt cảnh cáo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có hiệu lực từ ngày 31/12 thay đổi nhiều điểm liên quan đến việc xử phạt trong hoạt động ngoại hối.

Cụ thể, các hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ sẽ bị phạt dựa theo số tiền mua, bán.

Trong đó, tại trường hợp số tiền mua, bán dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương chỉ bị phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 - 10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) mà tái phạm, vi phạm nhiều lần; Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 - 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

Ngoài ra, sẽ phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;...

Vi phạm một trong các hành vi cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi như kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có hiệu lực từ ngày 31/12 thay đổi nhiều điểm liên quan đến việc xử phạt trong hoạt động ngoại hối.

Cụ thể, các hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ sẽ bị phạt dựa theo số tiền mua, bán.

Trong đó, tại trường hợp số tiền mua, bán dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương chỉ bị phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 - 10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) mà tái phạm, vi phạm nhiều lần; Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 - 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

Ngoài ra, sẽ phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;...

Vi phạm một trong các hành vi cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi như kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.

Một năm trước, dư luận xôn xao việc một người đàn ông ở TP. Cần Thơ khi đổi 100 USD tại tiệm vàng bị xử phạt 90 triệu đồng vì hành vi mua, bán ngoại tệ tại nơi không được thu, đổi ngoại tệ. Người đàn ông này sau đó đã được miễn đóng phạt 90 triệu.

Sau vụ việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị sửa lại nghị định 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo Nghị định 96 hiệu lực hiện hành, hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ bị xử phạt 80-100 triệu đồng mà không phân biệt giá trị ngoại tệ thu, đổi.

Thống kê trên thị trường ngoại tệ, từ đầu năm tới nay, tỷ giá VND/USD chỉ tăng 1,4% mức rất thấp so với diễn biến đồng đô la tăng giá với các đồng tiền khác trên thế giới và trong khu vực, Cùng với đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến 31/10/2019 tăng kỷ lục lên tới 73 tỷ USD, tương đương hơn 14 tuần nhập khẩu.