Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành Truyền thông Quốc tế, 30 điểm với tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), các ngành khác dao động từ 27,26 đến 29,13 điểm
Trong khi đó, năm 2022, ở phương thức xét tuyển này, điểm chuẩn của Học viện cao nhất là 32,18 điểm (ngành Truyền thông Quốc tế), các ngành khác từ 29,72 đến 31,83 điểm.
Lý giải về sự chênh lệch này, Học viện Ngoại giao cho biết để đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT (mục 10 phần III của Công văn số 1919/BGDĐT-GDĐH ngày 28/4) về việc các cơ sở đào tạo phải đảm bảo điểm trúng tuyển không lớn hơn 30 điểm, Học viện Ngoại giao đã quy đổi điểm xét tuyển như sau:
Đối với các ngành Quan hệ Quốc tế, Kinh tế Quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh Quốc tế, Truyền thông Quốc tế, Châu Á - Thái Bình Dương học và Luật thương mại quốc tế:
Điểm xét tuyển = [Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên quy đổi của Bộ GD&ĐT nếu có, điểm khuyến khích của Học viện] x 0,88.
Đối với ngành Ngôn ngữ Anh:
Điểm xét tuyển = [(Tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập của môn tiếng Anh x2 và kết quả học tập của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển) x 3/4, điểm ưu tiên quy đổi của Bộ GD&ĐT nếu có, điểm khuyến khích của Học viện] x 0,88.
Hệ số 0,88 được áp dụng với tất cả thí sinh, ở tất cả các ngành, và tổ hợp xét tuyển. Học viện Ngoại giao khẳng định, việc quy đổi điểm xét tuyển không làm thay đổi kết quả và thứ tự xét tuyển của các thí sinh.
Như vậy, thực chất điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao so với năm 2022 không giảm. Ví dụ ngành Truyền thông Quốc tế, điểm chuẩn áp dụng từ công thức tính của Học viện như năm 2022 thì điểm chuẩn của ngành này là:
29 x 0,88 = 32,95 điểm.
Điểm chuẩn của năm nay so với năm 2022 (khi đưa về cùng một thang điểm như năm 2022), cao hơn 0,77 điểm.
Tương tự, các ngành học còn lại điểm chuẩn dao động từ 29,84 đến 31,96, cao hơn năm trước.