Kỳ lạ hàng trăm cây quý hiếm phải canh giữ ngày đêm ở Việt Nam

TPO - Cây Thông nước (Thủy tùng) thuộc loài đặc hữu rất hiếm mà cả sách đỏ thế giới và Việt Nam đặt vào tình trạng nguy cấp, được bảo vệ nghiêm ngặt ngày đêm. Tại Việt nam, Thủy tùng chỉ có duy nhất ở tỉnh Đắk Lắk. Hơn nửa thế kỷ qua, để bảo tồn loại cây này là một thách thức với những người có trách nhiệm.

Hai quần thể Thủy tùng được phân bổ trên tổng diện tích 124,7 ha ở huyện Ea H’leo, Krông Năng và một cây ở thị xã Buôn Hồ được lực lượng chức năng canh giữ, bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều năm qua, loại cây này vẫn chưa thể nhân giống.

Hiện nay, Ban Quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh Thông nước (trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk) đang quản lý 162 cây Thủy tùng nguyên sinh. Trong đó, riêng xã Ea Ral (huyện Ea H'leo) có 142 cây, huyện Krông Năng 19 cây, và một cây nằm giáp ranh giữa một cây cầu của thị xã Buôn Hồ.

Cây Thủy tùng lâu năm nhất nơi đây gần 700 tuổi, đường kính 1,06 m, ngọn cao 13 m. Ngoài ra, có những cây nhỏ được giới khoa học đánh giá năm sinh trưởng từ 1939.
Cây Thủy tùng lâu năm nhất nơi đây gần 700 tuổi, đường kính 1,06 m, ngọn cao 13 m. Ngoài ra, có những cây nhỏ được giới khoa học đánh giá năm sinh trưởng từ 1939.
Cây Thủy tùng lâu năm nhất nơi đây gần 700 tuổi, đường kính 1,06 m, ngọn cao 13 m. Ngoài ra, có những cây nhỏ được giới khoa học đánh giá năm sinh trưởng từ 1939.

Theo ông Võ Thành Tám, Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh Thông nước, Thủy tùng đang được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

Cả ban có 15 biên chế, trong đó 10 cán bộ quản lý bảo vệ rừng trực tiếp, được chia 2 trạm ở 2 huyện Ea H'leo và Krông Năng. Do lực lượng ít, các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc, thay phiên canh giữ 24/24. Những ngày lễ, Tết, cán bộ tuần tra dày đặc hơn.

Giữa quần thể Thủy tùng được lắp những cầu phao, mặt lót ván gỗ làm đường đi tuần tra.

Cạnh những gốc Thủy tùng cổ thụ, cơ quan chức năng bố trí chòi gác để cán bộ túc trực.

Để bảo vệ và phát triển nguồn gen quý, cán bộ thực hiện bằng 2 hình thức: Ghép trên rễ thở và dâm hom.
Để bảo vệ và phát triển nguồn gen quý, cán bộ thực hiện bằng 2 hình thức: Ghép trên rễ thở và dâm hom.
Để bảo vệ và phát triển nguồn gen quý, cán bộ thực hiện bằng 2 hình thức: Ghép trên rễ thở và dâm hom.

Những phần rễ xung quanh cây Thủy tùng mọc nhô trên mặt nước giúp cây hô hấp, chồi non được ghép cẩn thận qua các rễ thở của cây mẹ.

Thủy tùng chủ yếu mọc ở các vùng đầm lầy, có mùi thơm đặc trưng. Vân của lõi cây được ngâm càng lâu dưới nước có có màu xanh.