Khám phá Đấu trường Tiếng Anh trên ứng dụng GOGA

Người học tiếng Anh gần đây đang truyền tay nhau một ứng dụng học tiếng Anh “gây nghiện” nhờ tích hợp những yếu tố thú vị dưới đây.

Học theo lộ trình, luyện trên đấu trường

GOGA cung cấp một lộ trình học kỹ năng phát âm tiếng Anh từ dễ đến khó, gọi là tính năng Pronun. Muốn truy cập được lộ trình học này, người học cần phải trả phí. Được đánh giá là "đắt xắt ra miếng", đây là lộ trình gồm 72 video hướng dẫn trực quan của giáo viên bản ngữ giúp người học luyện thành thục 40 âm IPA chuẩn Mỹ. Bên cạnh đó, lộ trình còn cung cấp một kho từ vựng, cụm từ và mẫu câu luyện nói phong phú giúp người học tự luyện.

Thế nhưng vấn đề của việc tự luyện lại là một thử thách đường dài với bất cứ người học nào: dễ mất động lực, bỏ dở lưng chừng. Nắm bắt được tâm lý này, GOGA cung cấp cho người học một tính năng cực ngầu có tên đấu trường tiếng Anh - Arena.

Đấu trường Arena là nơi người học tham gia vào thi nói (Speaking Arena) và thi nhận diện từ vựng (Vocab Arena). Điểm sáng của tính năng đấu trường này là tính đối kháng, tính tranh giành thứ hạng với hàng ngàn người dùng khác đến từ cả các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Người học được luyện phát âm theo lộ trình từ dễ đến khó và được tham gia đấu trường đối kháng đầy hấp dẫn

Nói không với nhàm chán và càng không đơn giản, thứ hạng sẽ là thang đo ngay lập tức khả năng của người học trong nhóm nào và việc tham gia đối kháng giúp người học so sánh và học hỏi từ đối thủ của chính mình để tự tìm ra điểm yếu, điểm mạnh, cùng cách khắc phục lỗi.

Ông Nguyễn Tiến Nam, Giám đốc dự án GOGA, cho biết, bởi Pronun ứng dụng Practical Methodology nguyên lý học dựa trên thực hành, thay vì học trên sách vở thì người học được thực hành, luyện tập trực tiếp và đặc biệt, đấu trường tiếng Anh là sân chơi cũng như nơi học tập tương tác của cộng đồng người học.

Game hoá và câu chuyện giả tưởng về tương lai

Thoạt nhiên, nếu mới chỉ nhìn vào giao diện đầu tiên của GOGA thì người dùng sẽ khó nhận ra đây là ứng dụng học tập, mà tưởng như là mình đang lạc vào một ứng dụng game. Bởi phong cách, giao diện và thiết kế quá giống một tựa game.

Nhưng thực ra lại có phần đúng bởi GOGA được nhà phát hành thực sự tích hợp yếu tố Gamification nhằm thú vị hóa trải nghiệm của người dùng, từ đó mang lại một môi trường học tập vui và hiệu quả.

Game hóa được thể hiện qua việc GOGA đã xây dựng cho mình một câu chuyện nền giả tưởng về tương lai, mà ở đó, loài người bị áp đảo bởi robot và phải liên minh lại bằng một ngôn ngữ chung để giải cứu thế giới. Người học sẽ tự thiết lập nhân vật trong ứng dụng, hóa thân để học tập và phá đảo các nhiệm vụ.

Ứng dụng GOGA được tích hợp Gamification và có một tựa game trọn vẹn

GOGA xây dựng các nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần. Không chỉ thế, nhiệm vụ học tập còn đi kèm với phần thưởng là vật phẩm trong ứng dụng, được sử dụng cho chính nhân vật của người học. Qua đó, GOGA kỳ vọng sẽ giữ được nhịp học liên tục cho người dùng.

Hệ thống trò chơi trong GOGA được thiết kế theo phương pháp Spaced Repetition (kỹ thuật lặp lại ngắt quãng) giúp học nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Trong quá trình học phát âm và thực hiện nhiệm vụ, người học sẽ được gia sư AI - công nghệ nhận diện giọng nói phản hồi kết quả ngay tức thì và hướng dẫn sửa lỗi chi tiết.

"Chúng tôi đánh giá việc game hóa là một trong những yếu tố quan trọng, bởi dù nguyên lý học có hay đến mấy mà không tạo động lực cho người học thì cũng sẽ không giải quyết được vấn đề", ông Nguyễn Tiến Nam, Giám đốc dự án GOGA, chia sẻ.

Chọn một lối đi khác biệt và luôn đặt người học làm trung tâm, từ đó xây dựng không chỉ một chương trình học thiết thực mà còn xây dựng một môi trường học toàn diện, thúc đẩy người học liên tục hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh, mà cụ thể là "phát âm rõ ràng, chính xác và tự tin", GOGA chắc chắn là ứng dụng nên có trong danh sách ứng dụng hỗ trợ học tiếng Anh của người dùng ngay từ hôm nay./.