> Cửa hàng gas bị cháy không có cửa thoát hiểm
> Lời kể của người đầu tiên phát hiện ra đám cháy
> Cháy cửa hàng gas, hai mẹ con tử vong
Các bình gas phải được kiểm định 5 năm một lần, về độ dày của vỏ bình, độ an toàn của thiết bị ghép nối. Ngoài ra, trên vỏ bình gas phải dán nhãn hàng hóa, trong đó ghi rõ cách lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo khi có sự cố rò rỉ khí gas.
Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sang chiết gas trái phép thường ít đầu tư mua bình chứa gas do chi phí cao. Các đơn vị này thường sử dụng vỏ bình gas khác trên thị trường, chiết nạp gas, dùng niêm phong giả hoàn thiện sản phẩm để bán ra thị trường hoặc chiếm hữu bình gas của hãng khác, cắt quai xách, mài chữ nổi để biến thành bình gas của mình.
Các bình gas có dấu hiệu không đảm bảo an toàn như rỉ sét, ăn mòn, móp, hết hạn kiểm định thường được các cơ sở này sơn mới để qua mắt người tiêu dùng.
PGS.TS Trần Gia Mỹ, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh, (Đại học Bách khoa Hà Nội), cho rằng, các cơ sở sang chiết gas tư nhân thường thuê địa điểm nằm xa trung tâm, ngụy trang rất kín. Cơ quan chức năng khó phát hiện và kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn an toàn cháy nổ tại các cơ sở này.
Một tháng, 12 người thương vong vì cháy, nổ gas
Ngày 3-11, vụ nổ khí gas xảy ra tại một căn nhà ở phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội khiến hai vợ chồng chủ nhà bị bỏng nặng, hai người con (đang là học sinh) tử vong.
Ngày 14-11 tại nhà hàng Hoàng Ty, quận 1 TPHCM xảy ra một vụ nổ khí gas thiêu rụi tầng ba của nhà hàng và làm hai nhân viên bị thương nặng.
Ngày 8-12, anh Phạm Văn Thọ (22 tuổi, ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đang nấu ăn thì bếp gas phát nổ, khiến anh bị thương nặng.
Ngày 11-12, cửa hàng gas Phú Vinh ở Từ Liêm, Hà Nội bị cháy, khiến hai mẹ con tử vong, ba người bị thương nặng.