Già làng Lê Văn Rời và những đứa đứa trẻ vừa thoát hiểm nhờ căn hầm chống bão
Cơn bão Xangsane kinh hoàng khiến thôn Phú Túc tan hoang, gần 20 ngôi nhà và một nhà gươl (loại nhà truyền thống của đồng bào Cơ Tu và một số dân tộc miền Trung - Tây Nguyên) của thôn bị đánh sập, gần 80 ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn, cây cối và hoa màu mất sạch. Nhiều người dân trở thành trắng tay, sống cảnh màn trời chiếu đất.
Sau bão, với kinh nghiệm của một vị già làng gần 50 năm đứng đầu dân làng, già Rời quyết định dùng số tiền chắt bóp bấy lâu của hai vợ chồng già để xây hầm tránh bão.
Cùng vợ là bà Nguyễn Thị Lê, già tự hì hục đào đất, chở cát sỏi, vật liệu để tự xây dựng căn hầm tránh bão ngay trong khu vườn nhà mình. Nhiều người dân lúc đó không biết hai ông bà lão này đào đất chở cát làm gì.
Sau gần hơn một tuần căn hầm bán mặt đất, rộng 2m, dài 1,5m và cao 2m có ống thông hơi, cửa ra vào kiên cố và vững chắc hoàn thành trong sự ngạc nhiên và nể phục của mọi người.
Kí ức về cơn bão Xangsane chưa phai mờ, đúng ba năm sau cơn bão Ketsana lại làm người dân thôn Phú Túc thêm hãi hùng. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hằng trăm hecta cây keo tràm bị đổ gãy ngổn ngang. Dù mức độ thiệt hại không bằng cơn bão Xangsane nhưng cũng đủ làm 118 hộ dân hầu hết là bà con dân tộc Cơ Tu của thôn một lần nữa khiếp vía.
Dân làng kể lại, chiều 29/9, khi gió bắt đầu giật mạnh, với kinh nghiệm của mình, già Rơi biết chắc thế nào bão cũng sẽ vào nên thông báo kêu gọi mọi người đi lánh bão. Cả dân làng thôn Phú Túc, dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của lực lượng bộ đội biên phòng, đã đi sơ tán đến trường học, trạm y tế xã khi gió bắt đầu mạnh dần.
Do cơn bão đến quá nhanh, có 15 người trong thôn đi rừng về muộn không kịp sơ tán, trong đó, có tới 6 trẻ em. Trước tình thế nguy cấp, già làng Lê Văn Rời chủ động di chuyển tất cả mọi người xuống căn hầm của mình để lánh nạn. Nhiều người chủ quan không chịu xuống hầm.
Trong tiếng gió gào mỗi lúc mỗi mạnh, mọi người nghe tiếng thét của già Rời: “Tụi bây không vào hầm là chết đó!”. Rồi già phải tận tay chạy đi bồng từng đứa trẻ chui xuống hầm và gọi mọi người cùng vào trú. Khi tất cả đã vào hầm hết già làng mới an tâm.
Đến tối, gió bão giật mạnh từng cơn, cây cối đổ gãy, ngồi trong căn hầm an toàn của già Rời, mọi người vẫn nghe gió rít từng tiếng kinh hoàng, tiếng cây cối gãy đổ ầm ầm. Mọi người chia nhau từng miếng mì tôm, từng hớp nước cùng cầm cự qua đêm đói.
Bão to gió lớn may nhờ có hầm tránh bão của già Rời mà vợ chồng tôi và hai người con nhỏ mới có chỗ trú không thì chết. Có tiền vợ chồng tôi cũng sẽ xây một cái như thế”, chị Đinh Thi Mai, một người dân trú tại hầm tránh bão của già Rời nói.
Vì mải đi chống bão cho hai héc ta keo nên hai vợ chồng chị Mai đã về muộn, không kịp thu dọn nhà cửa thì cơn bão ập đến. Cũng may già Rời đã kịp thời có mặt để đưa vợ chồng chị và hai đứa con cùng bốn hộ khác về hầm trú bão an toàn.
Quảng Nam: Bốn xã gồm: Ch”um, Gari, Axan, Tr’Hy, thuộc nơi xa nhất huyện bị cô lập hoàn toàn, do bão số 9. Đáng lo nhất là đường nối Tây Giang, huyện Đông Giang và Đà Nẵng bị tắc, nhưng không có phương tiện mở đường, gây khó khăn cho vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm.
Kon Tum: Ngày 5/10, Giám đốc Điện lực Kon Tum cho biết: 28 xã vùng sâu vùng xa ở các huyện Tu Mơ Rông, Đắk Glei, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Kon Plông và Đắk Tô hệ thống lưới điện được khắc phục, điện sinh hoạt chưa biết đến bao giờ mới được cung cấp trở lại. Hiện toàn tỉnh vẫn còn 8.259 hộ gia đình chưa biết đến bao giờ mới được cung cấp điện phục vụ sinh hoạt.