Giữa tháng 7/2018, trên mạng xã hội tràn ngập thông tin điểm thi cao bất thường của thí sinh Hà Giang. Sức ép của dư luận đã khiến Bộ GD&ĐT phải thành lập một tổ công tác lên Hà Giang làm việc. Ngay sau đó, cùng với sự vào cuộc của Bộ GD&ĐT, cơ quan điều tra, vụ việc gian lận thi cử tại Hà Giang được phanh phui.
Theo kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT ở Hà Giang, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Có thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.Trong đó Sau quá trình rà soát, 102 bài thi Toán đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
Bảng điểm các thí sinh tại Sơn La được nâng.
Sau khi Hà Giang “lộ diện” một tuần, trung tuần tháng 7, tổ công tác của Bộ GD&ĐT lại có chuyến công tác lên Sơn La. Qua phân tích kết quả thi của thí sinh tại địa phương này, dư luận cũng có phản ứng giống như Hà Giang với điểm số cao bất thường. Đặc biệt, có những thí sinh trong kỳ thi thử điểm thi rất thấp nhưng khi thi thật, điểm thi lại “vọt” lên rất cao.
Tiếp theo sau Sơn La, đầu tháng 8/2018, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các cán bộ liên quan đến sai phạm tại Cụm thi Hòa Bình trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Tại Hà Giang, ngay sau khi tổ công tác của Bộ GD&ĐT phát hiện sai phạm, công an tỉnh Hà Giang đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam hai bị can, là: Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang; Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn bằng hình thức cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ba bị can trong vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ.
Giữa 'tâm bão' gian lận thi, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La nghỉ phép 8 ngày
Các đối tượng gồm: Bà Triệu Thị Chính, sinh năm 1968, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang. Bà Chính là người trực tiếp điều hành tổ xử lý bài thi trắc nghiệm bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự. Ông Phạm Văn Khuông, sinh năm 1959, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang về hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi được quy định tại Điều 366, Bộ luật Hình sự.
Bà Lê Thị Dung, sinh năm 1969, là Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Như vậy, liên quan đến những sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Giang đã khởi tố 5 người.
Bà Lê Thị Dung, sinh năm 1969, là Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Như vậy, liên quan đến những sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Giang đã khởi tố 5 người.
Nhiều cán bộ giáo dục tỉnh Sơn La vừa bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Còn tại Sơn La, tính đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 8 bị can về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: ông Sơn, ông Đỗ Khắc Hưng (54 tuổi, cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ), ông Trần Xuân Yến (Phó giám đốc Sở Giáo dục Sơn La, Phó chủ tịch Hội đồng thi, Tổ trưởng Tổ chấm thi trắc nghiệm); bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm); Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm); Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu, ủy viên Tổ chấm trắc nghiệm); Lò Văn Huynh (Phó trưởng phòng Khảo thí, ủy viên Ban Chỉ đạo, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban Thư ký); Nguyễn Thanh Nhàn (42 tuổi, Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD&ĐT Sơn La).
Hòa Bình là địa phương có số lượng thí sinh được gian lận cao hơn Sơn La. Nhưng đến nay, Bộ Công an mới có quyết định khởi tố và bắt tạm giam với ba bị can là ông Nguyễn Quang Vinh, nguyên trưởng phòng Khảo thi và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hòa Bình, ông Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hòa Bình, ông Đỗ Mạnh Tuấn, phó hiệu trưởng trường THCS&THPT nội trú huyện Lạc Thủy, Hòa Bình.