Hà Nội:
Giảm số giường… để giảm tải bệnh viện
>Khó thực hiện giảm tải bệnh viện
Cùng với dịch bệnh tay chân miệng, thuốc cam nhiễm chì, vấn đề giảm tải bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cũng được đề cập tới tại buổi họp báo tổng kết quý I-2012 của Sở Y tế Hà Nội.
Hiện nay, các cơ sở y tế, bệnh viện trực thuộc Hà Nội quản lý trong tình trạng quá tải chỉ có hơn 8.000 giường (nếu cộng cả cơ sở tư nhân chưa tới 9.000 giường). Trong đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh đều sử dụng tối đa công suất giường bệnh; lại có quy mô nhỏ hẹp, cũ kỹ hay ảnh hưởng tới môi trường dân cư.
Chẳng hạn, khu bệnh viện Mắt Hà Đông, tổng diện tích có 200 m2 chưa đảm bảo xây dựng bệnh viện mới; hay bệnh viện 09 có nguy cơ ô nhiễm nặng thì cũng phải di dời giãn ra khu vực khác...
Theo quy hoạch “Phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, một trong những mục tiêu đáng chú ý là xây mới 25 bệnh viện. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết quan điểm thực hiện là “đầu tư, mở rộng nâng cấp, các bệnh viện hiện có”. Dự toán kinh phí đầu tư từ 2012 – 2020 lên tới hơn 25,7 tỉ đồng (dự án chia làm hai giai đoạn).
Chỉ tiêu năm 2015, các cơ sở bệnh viện y tế trực thuộc Hà Nội quản lý đạt 20 giường bênh/1 vạn dân; năm 2020 đạt 25 giường bệnh/vạn dân. Trên cơ sở hiện tại , định hướng nhu cầu tới là số 16.400 giường bệnh; 2020 cần 20 giường bệnh.
Với việc thực hiện quy hoạch này, nhiều cơ sở bệnh viện khu vực nội đô sẽ giảm tải số giường bệnh. Theo đại diện Sở Y tế cho biết, như bệnh viện Xanh-pôn, hiện giờ có hơn 500 giường bệnh, nhưng đến giai đoạn tới sẽ chỉ còn 400 giường bệnh thôi. Hay bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Phụ sản đang quá tải 500 – 600 giường, nhưng trong thời gian tới với quy mô chuẩn chúng ta cũng chỉ được 300 giường bệnh.
Những bệnh viện chuyển ra ngoài ngoại đô cần đáp ứng tiêu chí đảm bảo thuận lợi cho nhu cầu đi lại khám chữa bệnh của nhân dân ở khu vực nội đô lẫn khu ngoại đô.
Mở rộng nhân lực
Khi mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới bệnh viện, đòi hỏi cần có nguồn nhân lực lớn. Theo tính toán của Sở Y tế Hà Nội thì sẽ thiếu khoảng 4.000 bác sĩ, 1000 dược sĩ và 18.000 cán bộ nhân viên y tế. Trong đó, quan trọng nhất là lực lượng bác sĩ, dược sĩ.
Chuẩn bị nguồn nhân lực, tại buổi họp báo, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ triển khai đồng bộ hai hướng sử dụng nguồn lực từ các bệnh viên hiện có trong nội thành và tuyển mới. Kế hoạch và các bước triển khai đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.
Đối với nguồn tuyển mới, Sở cũng cho biết sẽ vừa thu hút nguồn nhân lực được đào tạo tại các trường Trung ương có trên địa bàn như Đại học Y Hà Nội; hay ở tỉnh khác như Đại học Y Thái Bình... Và Giám đốc Sở đã có ý kiện tại Hội đồng nhân dânh thành phố đề nghị con em không có hộ khẩu Hà Nội cũng tiếp nhận, nếu là bác sĩ có bằng khá trở lên thì vẫn có thể tiếp nhận
Về lâu dài, Sở cũng đã đưa ra giải pháp đầu tư hai trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Cao đẳng y tế Hà Đông. Trong giai đoạn thứ nhất, đến 2015, trường Cao đẳng Y Hà Nội sẽ chuyển lên Đại học y Hà Nội. Thứ hai là trường Cao đẳng y Hà Đông từ nay đến 2020 sẽ chuyển lên thành đại học. Vấn đề thứ ba, điều dưỡng, đầu tư 5-6 trường trung cấp cao đẳng kỹ thuật điều dưỡng cung cấp cán bộ cao đẳng.