Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể tự phát hiện và tấn công các tế bào beta bên trong tuyến tụy. Các tế bào beta đảm nhận việc đo lượng đường trong máu và giải phóng insulin để giúp cho nó ổn định. Nếu không có chúng, người bị mắc bệnh tiểu đường phải sống nhờ vào việc tiêm hoặc bơm insulin vào.
Một phương pháp điều trị được phát minh ra để kết thúc sự phụ thuộc này bằng cách cấy tế bào người hiến tặng vào trong người bị tiểu đường, nhưng quá trình này rất phức tạp vì nó có nhiều trở ngại, trong đó là thiếu người hiến tặng.
Cũng giống như các phương pháp cấy ghép khác, các tế bào này cũng thường không liên kết được với việc cung cấp máu, chúng có thể bị tấn công bởi hệ miễn dịch của người nhận vì bị xem là tế bào xâm nhập.
Kết quả là, bệnh nhân phải uống thuốc để ức chế hệ miễn dịch, bảo vệ cho các tế bào cấy ghép này, nhưng nó cũng có khả năng làm lây nhiễm bệnh cho các bộ phận khác trong cơ thể.
Để vượt qua được một số thách thức này, một nhóm nghiên cứu đã tìm ra một nguồn khác bằng cách cấy các tế bào gốc sản xuất ra HILO. Những HILO này được phát triển trong môi trường 3D bắt chước cơ chế hoạt động của tuyến tụy và sau đó tăng tốc sự thay đổi của gien, sản xuất thành công insulin và có thể điều chỉnh lượng đường trong máu khi được cấy thử vào những chú chuột bị tiểu đường.
Phương pháp đột phá này cho phép việc sản xuất ra các HILO có thể hoạt động trong những ngày đầu tiên sau khi cấy ghép và đưa chúng ta tiếp cận gần hơn tới các ứng dụng lâm sàng.
Các nhà khoa học cho rằng, các nghiên cứu này đã được thực hiện hơn 10 năm qua ở động vật, trong đó có chuột và tinh tinh. Họ hy vọng phương pháp điều trị mới này có thể được áp dụng cho người trong vòng 2 đến 5 năm nữa.
Tính đến năm 2014, có tới 422 triệu người trên toàn thế giới phải sống chung với tiểu đường. Phương pháp điều trị mới này đã đem đến hy vọng mới cho những người bị tiểu đường.