> Biến phế thải thành rô bốt
> Hải 'đồ chơi' và ba giải thưởng sáng tạo
Giải thưởng này do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Vua cờ lau là một game lịch sử, kể về vua Đinh Bộ Lĩnh, từ buổi đầu cờ lau tập trận đến dẹp 12 sứ quân lên làm vua. Để cho game thêm kịch tính, hấp dẫn người chơi, các bạn đã đưa thêm một số tình tiết hư cấu vào game, người chơi muốn chiến thắng phải vượt qua những trận chiến đấu, những câu hỏi gợi mở lịch sử như cách đánh địch, chiến thuật đánh, chiến thuật dụ hàng địch...
Sau khi chơi game, người chơi sẽ tiếp thu được thêm kiến thức về lịch sử. Đây chính là mục đích mà game Vua cờ lau hướng tới và là yếu tố quan trọng để đề tài đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi.
Phan Thanh Thanh cho biết: “Trong khi rất nhiều bạn chán học môn lịch sử thì một số đông lại đam mê game online, mà chủ yếu các game đó là game của Trung Quốc, nội dung về lịch sử Trung Quốc. Sáng tạo của bọn em bắt nguồn từ mong muốn làm sao các bạn yêu thích lịch sử.
Do đó, em đã xây dựng nội dung game lịch sử Việt Nam để cho các bạn vừa có thể giải trí thông qua game, vừa có thể học lịch sử Việt Nam”. Dự định của Thanh và Thế trước mắt là tập trung học tập thật tốt để vượt qua hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đỗ đại học. Tiếp đó, các em sẽ thực hiện một sê-ri game về lịch sử Việt Nam.
Thầy giáo Đoàn Thành Nhân, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Kon Tum cho biết, hai em Phan Thanh Thanh, Nguyễn Văn Thế đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng nhiều năm liền đoạt danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Dù nghèo, nhưng hai em đều nuôi dưỡng niềm đam mê sáng tạo.
Cả hai học cùng lớp Chuyên Tin của trường và học giỏi đều ở tất cả các môn. “Việc hai em đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi này là niềm vinh dự không chỉ cho các em mà còn là niềm tự hào của bạn bè, thầy cô trong trường” - thầy Nhân nói.
Càng nhỏ càng sáng tạo
Trải qua 7 năm tổ chức cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, đại diện ban tổ chức cho biết ngày càng có đông các em rất nhỏ tuổi tham gia và đoạt giải. Ngoài giải đặc biệt, có thể kể đến giải Nhất của Huỳnh Ngọc Minh Huy, 14 tuổi, học sinh trường THCS Phú Long, Bình Đại, Bến Tre.
Trong công trình của mình, Huy đưa ra ý tưởng dãy phân cách cầu, đường giao thông di động dùng cho các đoạn đường hẹp ở đô thị và cầu giao thông để hạn chế kẹt xe.
Trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2011, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao 76 giải thưởng, trong đó có một giải đặc biệt, năm giải nhất, 10 giải nhì, 20 giải ba và 40 giải khuyến khích.
Theo quan sát của Huy, kẹt xe thường chỉ xảy ra ở một làn, làn còn lại có rất ít xe. Do đó, cần phải thiết kế dải phân cách có thể di chuyển được để khi tắc đường có thể mở rộng làn đường bị tắc ra 2 - 3m một cách cơ động và nhanh chóng, giúp làm giảm tình trạng ách tắc giao thông. Bài dự thi của Huy được đánh giá có tính thực tiễn cao, có thể triển khai vào thực tế mà không quá phức tạp và tốn kém.
Một số gương mặt nhí nhưng đã giành giải cao như Lò Văn Cường, mới 8 tuổi, giành giải nhất cho ý tưởng sáng tạo mang tên “Mê cung robot Dế mèn”. Đây là một loại đồ chơi được Cường tạo ra từ việc tận dụng các đồ vật đã qua sử dụng như bàn chải đánh răng, động cơ rung trong điện thoại… Đồ chơi này có thể chơi theo nhóm, từ lứa tuổi mẫu giáo tới lớn hơn đều có thể chơi được.
Nguyễn Duy Long 11 tuổi ở huyện Chơn Thành, Bình Phước, với ý tưởng Đèn bắt côn trùng, đoạt giải nhì. Lê Tiến Minh Châu, 12 tuổi, giải ba với phần mềm học tiếng Anh dành cho trẻ nhỏ…
Theo đánh giá của GS.VS Đặng Vũ Minh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, tuổi nhỏ ngày càng sáng tạo là một tín hiệu vui cho ngành khoa học nước nhà vốn thiếu nhân tài. Những cuộc thi như vậy sẽ góp phần động viên, khích lệ trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Tuy nhiên để những tài năng ấy phát triển, biến sáng tạo thành những sản phẩm phục vụ đời sống, cần phải có chiến lược lâu dài và các chính sách phù hợp từ Nhà nước.