>> Diễn viên điện ảnh Lý Hương bị bắt tại Mỹ
Sau 2 năm Lý Hương bị quản chế tại Mỹ để phục vụ điều tra và xét xử, ngày 14/12/2010 tòa án Brooklyn đã mở phiên tòa xét xử vụ án có nhiều yếu tố liên quan đến hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Mỹ, giữa cô và Tony Lâm, được tờ New York daily news gọi là "King of Canal street", khu phố chính của cộng đồng châu Á tại New York.
Trong phiên tòa ngày 16/12, Lý Hương đã bị phiên tòa đưa ra phán quyết kết tội bắt cóc chính con gái mình và chống đối lại quyết định của tòa án sau vụ ly hôn năm 2005. Cùng năm này, Lý Hương đã mang con gái là về Hà Nội, mặc dù Tony Lâm mới là người được quyền hợp pháp nuôi giữ bé Princess Lâm.
Mặc dù đã xem xét những tình tiết có thể bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em về phía Lý Hương, thẩm phán Sterling Johnson và bồi thẩm đoàn đã phải đưa ra phán quyết rõ ràng cho diễn viên này. Theo tòa, những lý do mà Lý Hương đưa ra như bị chồng bạc đãi và lạm dụng sức lực nghiêm trọng, đối xử tàn tệ không biện minh được cho hành động đem con gái trốn về Việt Nam, không hề thông qua bất kỳ thủ tục pháp lý nào, hay thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan. Nếu bản án được giữ nguyên, cô con gái cưng của gia đình đạo diễn Lý Huỳnh và ngôi sao điện ảnh Lý Hùng sẽ đối mặt với bản án 3 năm tù. Một kết cục đau xót cho những gì cô mơ tưởng về một giấc mơ Mỹ tươi đẹp (American dream) cách đây hơn 10 năm.
Nhiều tình tiết và lập luận bất lợi về phía Lý Hương được đưa ra bởi Công tố viên tòa Brooklyn, Soumya Dayananda:
1. Lý Hương tìm cách ly dị chồng mình ngay sau khi nhận được thẻ cư trú dài hạn tại Mỹ
2. Không có gì bất bình thường về việc Lý Hương không hài lòng cuộc sống trong một khu "ổ chuột" (theo lời của cô với họ hàng) khi cuộc sống của cô ở Việt Nam tràn ngập trong hào quang, nhung lụa và danh vọng. Tuy nhiên "cô không thể ly dị và rời bỏ gia đình chỉ vì cô thiếu thốn một cái bếp trong căn hộ, hay chỉ vi cô mệt mỏi khi phải leo cầu thang hàng ngày và sống ở phố Canal"
3. Nhất là khi Lý Hương đã thua cuộc trong một vụ ly hôn gia đình, cô không có quyền tự ý lên máy bay, rời bỏ nước Mỹ và đem theo con gái mình đi khắp nơi.
Lý Hương suy sụp và khóc lóc bên luật sư bào chữa của mình, ông Edward Kratt. Ông là một luật sư có kinh nghiệm 36 năm trong ngành, và tốt nghiệp từ một trong những trường có uy tín về luật hôn nhân, gia đình, Saint John's University. Ông tuyên bố sẽ kháng cáo bảo vệ quyền lợi của cô.
Năm 2005, Lý Hương bị FBI bắt tại sân bay Los Angeles khi quay lại Mỹ và nằm trong vòng quản thúc của tòa án liên bang New York. Ai cũng đặt ra câu hỏi lớn là tại sao cô không yên vị cuộc sống của mình tại Việt Nam mà lại chọn con đường tìm về nơi mà cô biết chắc luôn có những bất lợi lớn chờ đợi mình? Có phải đó đơn giản chỉ là một chuyến du lịch hay lưu diễn? Những câu chuyện về nhà đất và giấy tờ cư trú tại Hoa Kỳ còn mập mờ?
Về phía Tony Lâm, người bị Lý Hương tố cáo là đã hanh hạ một cách bệnh hoạn về thể xác và tinh thần, theo một số nguồn tin từ phía cộng đồng người việt ở China town trả lời phỏng vấn, cũng chưa bao giờ được xem là "King of Canal street" hay là một bầu trời tư cách như báo chí vẫn ngợi ca, nhưng luôn giữ lập trường có ý bảo vệ gia đình của mình trước dư luận: "Tôi buồn vì dù theo cách nào chăng nữa, gia đình tôi đã tan nát", đâu là con người thật của anh?
Câu chuyện xung quanh sự việc của ngôi sao điện ảnh Lý Hương, em gái diễn viên Lý Hùng và chồng cũ của cô là Tony Lâm, chủ của nhà hàng Bún Soho ở New York mà báo chí vẫn thường gọi là "King of Canal st." (vua phố Canal, phố tàu nổi tiếng New York), đang là đề tài nóng của cộng đồng người Việt tại thành phố nổi tiếng thế giới này.
Điều gì còn ẩn chứa đằng sau phán quyết 3 năm tù cho nữ minh tinh màn bạc và những chi tiết mập mờ của vụ án: Lý Hương có hoàn toàn là người vô tội, Tony Lâm thực sự là vị vua quyền lực trong giới buôn bán ở phố Hoa kiều, và cuộc hôn nhân của họ xung quanh chiếc thẻ xanh (greencard)? Tất cả đang cần những câu trả lời từ phía người trong cuộc.