'Điểm danh' 6 vũ khí phản chủ đáng sợ trong thế chiến

Các kỹ sư quân sự từng chế tạo không ít những vũ khí khiến chính người điều khiển chúng gặp nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Trong hai trận đại chiến thế giới, quân đội các nước giao tranh đều nỗ lực chế tạo ra những phương tiện chiến đấu uy lực lớn để tiêu diệt đối phương. Tuy nhiên, nhiều loại vũ khí chiến đấu được sản xuất có thiết kế không phù hợp, khiến người điều khiển chúng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nguy, theo We Are The Mighty.

Tăng  M-4 Sherman được ví như  "bẫy tử thần" đối với kíp lái. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tăng M-4 Sherman

Cỗ xe tăng M-4 Sherman được quân đội Mỹ sản xuất và đưa vào tham chiến trong Thế chiến II mắc những lỗi thiết kế sơ đẳng, chẳng hạn như buồng chứa đạn được bố trí ngay ở trên tháp pháo, khiến cỗ chiến xa rất dễ phát nổ dù chỉ bị trúng đòn nhẹ.

Đến khi các lỗi này được khắc phục thì tăng Sherman lại phải đối mặt với các xe tăng mới trang bị pháo lớn và lớp giáp dày hơn của phe Trục, khiến kíp lái luôn phải nhét túi cát vào bên trong xe và hàn thép hoặc buộc lốp cũ vào bên ngoài. Trong Thế chiến II, sư đoàn thiết giáp số 3 Mỹ được biên chế 242 xe, nhưng thường xuyên phải bổ sung qua các trận chiến và mất tổng cộng tới 1.348 chiếc M-4 Sherman trong cả cuộc chiến.

Tàu ngầm diesel

Từ Thế Chiến I, phát xít Đức đã chế tạo những chiếc tàu ngầm U-boat chạy bằng động cơ diesel kết hợp động cơ điện để thực hiện các cuộc tấn công dọc bờ biển nước Anh.

Dù lặn êm hơn tàu ngầm hạt nhân, những chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel kết hợp điện này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Các ắc quy để chạy động cơ điện của loại tàu ngầm này có thể bắt lửa và giải phóng khí độc khiến thủy thủ chết ngạt hoặc phát nổ và khiến tàu bị chìm.

Ngoài ra, thủy thủ đoàn tàu ngầm đôi khi cũng lo ngại chính những vũ khí trang bị trên tàu, chẳng hạn như ngư lôi, có thể "chạy lòng vòng" rồi quay lại tấn công chính chiếc tàu đã phóng ra chúng.

Tàu sân baytrên không USS Akron thả máy bay N2Y1. Ảnh:Wikimedia Commons.

Tàu sân bay trên không

Quân đội Mỹ từng chế tạo hai chiếc "tàu sân bay trên không" mang tên USS Akron và USS Macon. Đây thực chất là những chiếc khinh khí cầu khổng lồ sử dụng khí heli có thể hoạt động ở khoảng cách xa, mang theo các loại chiến đấu cơ để tấn công mục tiêu.

USS Akron được biên chế vào cuối năm 1931 và liên tiếp gặp tai nạn chết người vào hai năm sau đó. Tai nạn đầu tiên xảy ra khi chiếc tàu này hạ cánh ở California, khiến ba nhân viên mặt đất thiệt mạng và một người khác bị thương. Năm 1933, khí cầu này bị phá hủy hoàn toàn khi rơi xuống biển, khiến 73/76 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Hạm trưởng Herbert Wiley, người sống sót trong tai nạn trên sau đó trở thành chỉ huy tàu sân bay trên không USS Macon. Năm 1934, tàu Macon bị rơi trên biển khi gặp bão, nhưng nhờ trang bị bổ sung áo phao và kịp thả xuồng cứu hộ nên chỉ có hai thủy thủ thiệt mạng. Tháng 10/2014, chương trình chế tạo tàu sân bay trên không bị đình chỉ hoàn toàn khi Cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đề xuất các mẫu thiết kế mới để mang theo các máy bay không người lái.

Tăng Mark I của Anh. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tăng Mark I

Khi lần đầu xuất hiện trên chiến trường Thế Chiến I, tăng Mark I của Anh được ví như cuộc cách mạng trong công nghiệp vũ khí. Tuy nhiên việc vận hành chúng rất khó khăn bởi hệ thống thông gió của xe thiết kế không phù hợp khiến kíp tăng luôn hít phải khí carbon, nhiên liệu và dầu bay hơi cũng như mùi thuốc súng.

Nhiệt độ bên trong xe có thể lên đến trên 48 độ C. Ngoài việc phải chịu đựng sức nóng và hơi độc, kíp lái Mark I còn luôn phải đeo mặt nạ bằng kim loại khi tác chiến bởi những chiếc đinh tán ở lớp giáp xe có thể văng xuyên vào trong khoang lái khi xe bị trúng đạn đối phương.

Tăng đổ bộ Sherman DD

Phiên bản tăng đổ bộ Sherman DD được trang bị lớp màng bằng cao su để ngăn nước và giúp nó nổi trên mặt biển. Tuy nhiên, cỗ xe tăng này chỉ có thể chịu được các đợt sóng cao hơn 30 cm.

Các chiến xa này được triển khai trong chiển dịch đổ bộ Normandy, nhưng rất nhiều chiếc bị đắm do biển động mạnh khi được triển khai cách xa bờ. Các kíp tăng được trang bị túi khí để thở trong trường hợp xe bị đắm, nhưng nó chỉ giúp họ cầm cự được 5 phút.

Theo Theo VnExpress