Năm 1988, Liên Xô cùng các nước khác trong Khối Warsaw đổ vào biên giới Đông Đức- Tây Đức. Điểm đến của họ là dòng sông Rhine nhằm đối phó với NATO.
Trong khi đó, trên biển, một mê trận đang sắp diễn ra. Tuần dương hạm lớp Kirov của Liên Xô, đang nỗ lực chặn bước tiến của hải quân Mỹ nhưng lại đối đầu với USS Iowa – chiến hạm mạnh nhất thời điểm đó của Mỹ.
Vậy, trong cuộc chiến này, phe nào sẽ chiến thắng?
Được đóng vào cuối những năm 1980, tuần dương hạm lớp Kirov được thiết kế như hầu hết tàu của hải quân Liên Xô lúc bấy giờ, để làm đối trọng với các nhóm tàu sân bay của Mỹ trong chiến đấu.
Ngoài ra, nhiệm vụ nữa của Kirov là chặn đường tiếp viện của Mỹ và Canada tới chiến trường ở châu Âu.
Kirov là tàu tuần dương hạng nặng lớn nhất được xây dựng kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Mỗi tàu có tải trọng 24.000 tấn, dài 252 mét vuông, tương đương chiều dài một tàu sân bay. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tốc độ tối đa lên đến 30 hải lý/ giờ.
Mục đích của Kirov là tấn công nên mỗi chiếc có thể chở theo 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit khổng lồ. Mỗi tên lửa Granit nặng hơn 6,8 tấn, mang theo đầu đạn nặng tới 750kg. Dù nặng nhưng Granit vẫn có thể nhắm tới mục tiêu cách gần 500 km.
Tuần dương hạm Kirov của Liên Xô
Tuần dương hạm Kirov cũng được trang bị hệ thống phòng thủ nhiều lớp. Mỗi chiếc được biên chế 96 tên lửa tầm xa đất đối không 96 S-300F, tổ hợp tên lửa S-30.
Tàu cũng chở theo 192 tên lửa tầm ngắn đất đối không 3K95, 40 tên lửa 4K33. Tất cả tên lửa đều đều được biến thể để phù hợp tác chiến trên biển. Cuối cùng, Kirov cũng được trang bị 6 pháo phòng không AK-630 cỡ nòng 30mm.
Liên Xô sở hữu 4 tuần dương hạm Kirov là Kirov, Frunze, Kalinin và Yuri Andropov.
Trong khi đó, phía Mỹ có thiết giáp hạm USS Iowa. Iowa được xây dựng vào những năm 1940, có vận tốc 32,5 hải lý/ giờ. Dàn pháo chính của Iowa bao gồm chín khẩu Mark 7/50-caliber 406 mm có khả năng bắn đạn xuyên thép nặng 1.200 kg đi xa được khoảng 37 km. Pháo hạng hai bao gồm hai mươi khẩu pháo 127 mm bố trí trong các tháp súng đôi, có tầm bắn khoảng 22 km.
Iowa được trang bị một loạt các pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal. và Oerlikon 20 mm 70 cal. để bảo vệ các tàu sân bay khỏi bị máy bay đối phương không kích.
Trở lại với cuộc chiến giả tưởng. Giả sử Kirov và Iowa biết vị trí của đối phương cách khoảng 500 mét. Ở vị trí này, Iowa gặp bất lợi bởi những vũ khí tầm xa nhất của nó như 32 tên lửa Tomahawk đều là tên lửa tấn công trên mặt đất nên đều vô dụng khi đối phó với Kirov.
Mặt khác Kirov có thể phóng toàn bộ 20 tên lửa Granit rồi… bỏ đi bởi Kirov đã sử dụng hết toàn bộ vũ khí tấn công chỉ trong một lần và không còn gì nổi trội để có thể tiếp tục cuộc chiến.
Hai trong số 20 tên lửa Granit không thể phóng hoặc rơi xuống biển, khiến 18 tên lửa còn lại nhằm thẳng tới thiết giáp hạm của Mỹ. Điểm yếu của Iowa là phòng không nên chỉ có 2 súng Phalanx CIWS để bắn hạ Granit.
Thiết bị làm nhiễu radar SLQ-32 và hệ thống phóng rocket pháo sáng Mark 36 SRBOC nỗ lực làm vô hiệu quá hệ thống dẫn đường của tên lửa Granit.
Không thể nói chính xác liệu có bao nhiêu trong số 18 tên lửa còn lại bị Iowa vô hiệu hóa. Giả sử có 9 tên lửa bị vô hiệu hóa, số còn lại nhắm trúng Iowa. Vậy thiệt hại của thiết giáp hạm này đến đâu?
Giả sử một tháp pháo chính bị hư hại, tháp còn lại vẫn còn hoạt động. Ba pháo 16 inch vẫn đủ sức để hạ gục Kirov nhưng ngay cả khi trong điều kiện lý tưởng nhất khi Iowa chạy nhanh hơn Kirov 2,5 hải lý, rút ngắn khoảng cách giữa hai tàu còn khoảng 100km, Iowa có thể sử dụng 16 tên lửa Harpoon . Tuy nhiên, với số lượng ít ỏi như vậy nó sẽ gặp khó khăn để vượt qua mạng lưới phòng không 3 lớp của Kirov.
Trong thực tế, Iowa chỉ có thể giành chiến thắng khi cách Kirov 30km, bởi Iowa có thể tận dụng uy lực của 9 pháo 16 inch. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ Liên Xô sẽ không bao giờ để Kirov ở khoảng cách nguy hiểm như vậy.