> Mỹ muốn chế độ Assad chóng sụp đổ
SNC đòi ông Brahimi phải xin lỗi sau khi ông tuyên bố hãy còn quá sớm để thảo luận về việc Tổng thống Syria Assad phải ra đi.
Đáp lại, ông Brahimi cho rằng người cần lên tiếng xin lỗi không phải là ông mà chính là SNC bởi vì SNC có thể liên lạc trực tiếp với ông để trao đổi.
Tân đặc phái viên Brahimi hy vọng có thể dựa vào kinh nghiệm mà ông đã tích lũy được trong nhiều năm hoạt động kiến tạo hòa bình tại nhiều điểm nóng trên thế giới - từ Cận Đông đến Trung Mỹ để giải quyết vấn đề Syria.
Trong lúc ông Lakhdar Brahimi, 78 tuổi, người Algieria, đặc phái viên mới của Liên hợp quốc về khu vực Trung Đông, đặc trách vấn đề Syria còn chưa chính thức nhậm chức, hôm 18-8, tại thủ đô Damascus của Syria, các thành viên thuộc phái bộ cũ của LHQ tại đây không chờ đến khi hết hạn hoạt động (ngày 19- 8 theo quyết định của LHQ) đã vội vã khăn gói ra đi.
Điều này phần nào phản ánh tâm trạng thất vọng và bế tắc của họ trước tình hình Syria.
Theo nhận định của các nhà phân tích, việc chỉ định một đặc phái viên mới cho thấy LHQ không có ý định bỏ rơi Syria vào thời điểm nước sôi lửa bỏng hiện nay.
Một dấu hiệu tích cực nữa là tân đặc phái viên Brahimi mang tâm trạng lạc quan, tuy lạc quan một cách thận trọng.
Ông cam kết sẽ rút ra những kết luận cần thiết từ hoạt động không thành công của người tiền nhiệm Kofi Annan.
Ông cũng hy vọng có thể dựa vào kinh nghiệm mà ông đã tích lũy được trong nhiều năm hoạt động kiến tạo hòa bình tại nhiều điểm nóng trên thế giới - từ Cận Đông đến Trung Mỹ.
Ông nhắc đến một trường hợp cụ thể là Lebanon. Theo lời ông, cách đây 30 năm, khi ông đến đất nước Lebanon đang chìm trong những cuộc xung đột đẫm máu giữa các phe phái đối địch nhau thì cơ may lập lại hòa bình cũng không nhiều hơn ở Syria hiện nay.
Nhờ vai trò trung gian hòa giải của ông, các phe phái ở Lebanon đã ký kết thỏa thuận chấm dứt 15 năm huynh đệ tương tàn.
Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn nghi ngờ khả năng thành công của tân đặc phái viên Brahimi.
Theo nhận định của những người hoài nghi này, ở Lebanon, ông quả thật đã ngăn chặn được chiến tranh nhưng tình hình tại đây trong suốt 15 năm qua vẫn liên tục bất ổn.
Nền hoà bình tại đây vẫn hết sức mong manh. Giờ đây tình hình Libanon còn phức tạp thêm vì cuộc khủng hoảng ở Syria đang có nguy cơ lan sang Lebanon.
Như vậy, theo ý kiến những người hoài nghi, nền hòa bình được thiết lập ở Lebanon chẳng khác gì nhiều một cuộc nội chiến âm ỷ, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.
Vũ Việt
Theo Gazeta.ru và Kp.ru