Chuyển tình cảm trói buộc sang tình cảm tự do

Hầu hết mỗi người chúng ta đều bị trói buộc - mình tự trói mình, mình bị người khác trói và mình tìm cách trói người khác. Tất cả đều trói nhau!

Tình cảm luôn luôn biện minh. Ảnh minh họa.

Bị tình cảm trói buộc, đầu óc sẽ mù quáng

Đa số những người trung niên trong xã hội có bệnh tình cảm, dễ dẫn tới trói buộc trong các mối quan hệ. Cái thấy của mình không còn khách quan. Mình thấy bằng tình cảm rồi đem tình cảm đó để bảo vệ nhau.

Tình cảm có tính chất bao che, bảo vệ, sống chết với nhau trong sự mù quáng. Tình cảm luôn luôn biện minh.

Những người chơi với nhau lâu ngày phát sinh tình cảm rất lớn. Một người nọ chơi với một người ăn trộm lâu ngày, đến khi nghiện rồi, nảy sinh tình cảm rồi, người ấy không quan tâm đến chuyện ăn trộm của người kia và còn có khuynh hướng bảo vệ người kia nữa. Tình cảm buộc mình bảo vệ, cho mình lý trí theo cách của nó để bảo vệ lẫn nhau.

Khi đầu óc tự do, tình cảm sẽ nồng nàn

Hãy chuyển hóa tình cảm ấy sang tình yêu tự do. Tránh dính mắc về tình cảm không có nghĩa là mình không có tình cảm.

Trong cuộc sống của mình, tôi phải tự xử lý chính mình để giữ đầu óc luôn phát sinh sự tự do, duy trì ánh sáng tự do. Càng duy trì ánh sáng tự do chừng nào, tình yêu càng nồng nàn chừng đó, sự thấy ngày càng rõ hơn, tính trách nhiệm phát triển lớn hơn, lòng nhiệt thành của mình cao hơn, sức lực làm việc bền bỉ hơn. Vói ánh sáng tự do đó, tính bình đẳng của mình lúc nào cũng phát triển rất ổn định trong tất cả các mối quan hệ, và thời gian, không gian đều giống như nhau, không có sự phân biệt.

Nội dung được biên tập từ Audio “Lòng bi mẫn của hiền giả Minh Triết” – 10/03/2011) do công ty CPĐT Giáo dục Minh Triết độc quyền phát hành

Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều nội dung phong phú tại website: www.minhtriet.vn hoặc www.duytue.org (điện thoại hỗ trợ: 08.39115501 hoặc 04.37228199)

Theo Đăng lại