"Cái đẹp có bản sắc mới tồn tại lâu bền"

"Cái đẹp có bản sắc, nguồn gốc thì tồn tại lâu bền. Không phải cứ lấy áo dài, áo bà ba ra là bản sắc. Bản sắc là những gì trong máu" - Nhà thiết kế Minh Hạnh trò chuyện nhân dịp nhận danh hiệu Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương.
Nhà thiết kế Minh Hạnh tại lễ nhận danh hiệu hiệp sĩ, 5-7

Thực ra, tôi bất ngờ là ở chỗ mình chưa làm được gì cho họ. Những gì làm được chỉ là giúp những nhà thiết kế trẻ VN. Phía Pháp còn bỏ chi phí để mời các chuyên gia Pháp đến VN đào tạo. Họ giúp tôi rất nhiều trong việc phát triển ngành thời trang VN.

Có lẽ là do Pháp có nền văn hoá lớn, một nền thời trang tiên tiến; trong khi thời trang VN chỉ mới bắt đầu hình thành. Do đó, Pháp là đối tượng để nghiên cứu. Tại sao mình không nghiên cứu họ để thời trang VN phát triển một cách nhanh nhất?

Cũng có thể, thông qua sáng tạo của bà, họ nhận biết thêm về bản sắc Việt là điều tạo ra sức hút đối với họ?

Có thể họ phát hiện ra vẻ đẹp của bản sắc VN. Vẻ đẹp đó phải làm cho họ khâm phục. Đấy là điều ta muốn. Nhưng muốn thế, phải hội đủ điều kiện, chẳng hạn, trong thời trang phải có kỹ thuật, công nghệ.

Thời trang là một lĩnh vực đưa cái đẹp đến với mọi người, buộc người ta phải sờ, nắn, tiếp xúc, sử dụng chứ không chỉ nhìn ngắm.

Mình tự hào về nền văn hoá lâu đời rất có bản sắc, muốn họ công nhận thì phải học cho được kỹ thuật của họ, phải đi trên con đường đến với sự văn minh ấy. Đó là con đường liên tục không ngừng nghỉ. Mình hé lộ được bản sắc, nguồn gốc là điều vô cùng quan trọng.

Các nhà thiết kế trẻ VN không thiếu khả năng sáng tạo, mà chính là thiếu khả năng làm việc liên tục. Chính các giảng viên nước ngoài cũng phải nhận ra ở học viên VN một nét sáng tạo hấp dẫn nào đó thì họ mới có đủ say mê dìu dắt người đó đi xa hơn được.

Mẫu thiết kế của NTK Minh Hạnh trong chương trình Tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân-Hè 2006

Nhưng có một thực tế là không phải ai cũng có thể nhận được sự trợ giúp ấy, nếu không tạo dựng được mối quan hệ lẫn sự quý trọng...

Tôi là người thẳng thắn, không ngại đặt vấn đề rằng VN đang rất thiếu lớp đào tạo nhà thiết kế trẻ, đề nghị các giáo sư tâm huyết về VN giúp trong việc này. Họ sẵn sàng nhận lời thông qua những tổ chức của Chính phủ Pháp. Kết quả là sau các khoá học, các nhà thiết kế trẻ làm ra những sản phẩm đẹp hơn, có đẳng cấp hơn.

Sau nhiều năm đào tạo, bà có thể cho biết đội ngũ thiết kế trẻ hiện nay có những gương mặt nào sáng giá?

Lớp nhà thiết kế trẻ mới đều là những người có doanh số sản phẩm bán ra đạt trăm triệu đồng trong một tháng. Điều đó chứng tỏ họ đi được vào đời sống, được chấp nhận thương hiệu.

Mẫu thiết kế của NTK Minh Hạnh trong chương trình Tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân-Hè 2006

Đó là Thiên Toàn, Quốc Bình, Trọng Nguyên, Thanh Long, Nguyên Sa, Nguyên Hàng, Công Khanh, Anh Vũ... Họ thay đổi phong cách liên tục.

Hiện nay, các chương trình thời trang trên truyền hình, show lớn gần như phá hỏng thị hiếu về thời trang. Nói tóm lại, bà đang phải đối mặt với một cuộc chiến về quan điểm trong thời trang như thế nào?

Cái đẹp có bản sắc, nguồn gốc thì tồn tại lâu bền. Bản sắc dựa trên sự vay mượn, lòe bịp rồi cũng có ngày bị lật tẩy. Không phải cứ lấy áo dài, áo bà ba ra là bản sắc. Bản sắc là những gì trong máu.

Sự ngộ nhận này rồi sẽ qua. Vì người ta ai cũng hướng đến cái đẹp thanh cao, tao nhã của chiếc áo dài.

Muốn làm được điều đó, đội ngũ thiết kế phải được đào tạo chuyên nghiệp ngay từ bây giờ. Và quan trọng là thông tin chính thống về thời trang phải đến được với người tiêu dùng, chứ không phải là những kênh thông tin quảng cáo, thông tin giả...

Theo Lao Động