1. Thận trọng với cả thảo mộc
Người Việt Nam vẫn thường có quan niệm cây cỏ thì không gây hại. Nhiều người còn thích uống nhiều loại cây lá vì tin rằng giải độc làm mát gan. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B còn tin rằng càng uống các loại thảo mộc càng tốt cho bệnh.
Thực tế, khi bị nhiễm virus viêm gan, gan của bạn yếu đi và các loại thảo mộc đều có nguy cơ gây hại cho gan, nhất là khi dùng quá nhiều. Hệ quả là quá trình xơ gan, ung thư gan của bệnh nhân viêm gan B sẽ tiến triển xấu hơn. Do đó đừng nghe lời đồn, khi muốn dùng thảo mộc gì bạn nên tham khảo bác sĩ điều trị.
2. Bỏ thói quen uống thuốc tùy tiện
Một số biệt dược có thể gây tổn thương gan, ngay cả ở người khỏe mạnh. Các loại thuốc này còn gây tác hại nguy hiểm với bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B.
Do đó khi còn khỏe mạnh, bạn đã phải tránh cách dùng thuốc tùy tiện thì bây giờ càng phải cẩn thận hơn. Thuốc không cần kê đơn cũng đáng phải xem xét với bệnh nhân đã có virus viêm gan (HBV).
3. Tránh xa thuốc và rượu
Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc, trong rượu. Nếu bạn duy trì thói quen hút thuốc thì gan sẽ làm việc nhiều hơn và dễ suy yếu hơn, khả năng chống chọi với HBV kém hơn nhiều.
Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan
4. Chỉ ăn vừa đủ
Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán.
5. Vận động thường xuyên
Tập thể dục tuy không thải trừ được virus HBV ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.
Bạn có biết?
Khoảng 90% người lớn trưởng thành, có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Do đó khi có một số dấu hiệu ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người bạn nên đi khám. Nếu có virus HBV thì cần tuân thủ lời khuyên bác sĩ để tránh thành mạn tính. thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…
Bài có dùng tư vấn của Ths.BS Nguyễn Bạch Đằng
Bộ môn tiêu hóa, Học viện Quân