Khi có các triệu chứng ngộ độc cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy theo mỗi loại mầm bệnh mà có cách điều trị cụ thể và đa số các trường hợp nhẹ không cần phải dùng đến những loại thuốc đặc trị.
Thông thường bạn sẽ mắc phải các triệu chứng ngộ độc khoảng 3-4 giờ sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc. Những triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng…hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.
Khi có các triệu chứng trên cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy theo mỗi loại mầm bệnh mà có cách điều trị cụ thể và đa số các trường hợp nhẹ không cần phải dùng đến những loại thuốc đặc trị nào.
Các bước sơ cứu
- Cho người bệnh nghỉ ngơi và gây nôn bằng cách cho người bệnh uống nhiều chất lỏng, có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống rồi kích thích cổ họng (dùng tay cho để chặn lưỡi) cho đến khi nôn ra được (chú ý nâng đầu người bệnh lên cao tránh bị trào ngược vào phổi).
Trường hợp này, người ngộ độc nôn càng nhiều thì cơ thể càng mau đẩy được độc tố ra ngoài. Và chỉ tiến hành phương pháp này nếu người trúng độc vẫn tỉnh. Nếu bị hôn mê thì tuyệt đối không được làm vì có thể gây tắc thở vì sặc.
- Cho uống nước orezol để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh. Tỷ lệ pha theo đúng hướng dẫn.
- Khi bệnh nhân mất nước do ói và tiêu chảy nhiều, đặc biệt là ở trẻ em và người già, cần được cho uống bù nước ngay, càng sớm càng tốt (có thể uống nước chín, nước lọc tại nhà trước khi đi đến bệnh viện). Trong những trường hợp nặng bác sĩ cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch tại bệnh viện.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp. Bạn cũng nên để ý, nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
- Đưa đến cơ sở y tế: Nếu cảm thấy người ngộ độc chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc cảm thấy họ bị ngộ độc quá nặng, nên đưa người ngộ độc đến các cơ sở y tế để bác sỹ tiến hành rửa ruột cho người ngộ độc hoặc các biện pháp điều trị cần thiết.
- Theo dõi nhịp tim: Cần theo dõi nhịp tim của người bệnh thường xuyên. Nếu có bất kỳ thay đổi nào của nhịp tim cần hô hấp kịp thời để tránh việc ngừng thở gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Ăn nhẹ: Sau khi tiến hành các bước sơ cứu trên, có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng không nên cho uống sữa để cơ thể dần hồi phục.