Bí ẩn căn cứ hải quân bị bỏ hoang của Liên Xô

Không rõ vì sao cả căn cứ hải quân đồ sộ dùng cho chống tàu ngầm của Hải quân Liên Xô lại bị bỏ hoàng cùng vô số vũ khí nguyên vẹn.

Dựa theo một số hình ảnh được trang mạng English Russia đăng tải gần đây cho thấy, các thành viên thuộc trang mạng này vừa khám phá ra một căn cứ hải quân bị bỏ hoang được xây dựng từ thời Liên Xô. Tuy nhiên điều này sẽ không có gì đáng nói nếu như toàn bộ số vũ khí của căn cứ này vẫn còn nguyên vẹn.

Địa điểm chính xác của căn cứ hải quân này vẫn chưa được English Russia tiết lộ, tuy nhiên căn cứ này được xây dựng từ cuối những năm 1958, và dùng cho mục đích chống lại các tàu ngầm của Phương Tây trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Có một điều khá lạ là căn cứ này hầu như vẫn còn nguyên vẹn, các hệ thống vũ khí được triển khai ở đây đều vẫn đang ở vị trí sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh là một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 đã xuống cấp trầm trọng tại căn cứ này.

Theo một số phỏng đoán cho rằng, do căn cứ hải quân này cách xa đất liền và khó tiếp cận nên khi ngưng hoạt động toàn bộ số vũ khí tại căn cứ này đều bị bỏ mặc lại đây. Bên cạnh đó khu vực xung quanh căn cứ chống ngầm này cũng không có người sinh sống. 

Trong ảnh là bệ pháo phản lực BM-21 xuống cấp nghiêm trọng trước sự tàn phá của thời gian.

Toàn cảnh khu vực từng là một căn cứ chống ngầm của Liên Xô khi nhìn từ xa.

Cận cảnh một tổ hợp phóng bom chống ngầm RBU-6000 được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1960.

Các tổ hợp RBU-6000 tại căn cứ hải quân này đều được đặt trên các công sự bằng bê tông nằm sâu trong lòng đất.

Đường dẫn vào công sự của một tổ hợp RBU-6000.

Binh sĩ từ bên trong các công sự có thể dễ dàng thay đạn cho các tổ hợp bom chống ngầm RBU-6000 nhờ một tháp điều khiển có thể giúp di chuyển toàn bộ dàn phòng của RBU-6000 lên hoặc xuống tùy vào nhu cầu sử dụng. Trong ảnh là bên dưới của một tổ hợp chống ngầm RBU-6000.

Toàn bộ cấu trúc tháp điều khiển bên dưới RBU-6000.

Bên trong kho chứa bom chống ngầm của RBU-6000.

Một phần cửa ra vào của công sự bên dưới lòng đất.

Ở một số khu vực hệ thống điện chạy ngầm bên dưới lòng đất vẫn còn hoạt động khá tốt.

Theo Theo Kiến Thức