> Bão số 5 chỉ còn cách Quảng Ninh – Nam Định 170km
Là một cơn bão mạnh, trên ảnh mây vệ tinh, ngay cả khi toàn bộ hoàn lưu bão đã nằm trọn trên đất liền vùng Đông Bắc Bộ thì những vệt mây cuộn vào tâm bão vẫn còn đang tạo dạng xoáy rất rõ rệt. Vào đến nơi, bão còn tương tác với cả khối không khí lạnh nên đã làm cho cường độ gió càng tăng cao.
Tại Cửa Ông, gió mạnh 22m/giây, giật 38m/giây, tại đảo Cô Tô có gió mạnh 26m/giây, và giật 38m/giây, ở Thái Bình mạnh 12m/giây, giật 19m/giây, ở Phủ Liễn mạnh 15m/giây, giật 21m/ giây
qua cầu Bãi Cháy. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20 - 50mm, một số nơi có mưa to hơn như là Cô Tô: 119 mm, Móng Cái: 97mm; Cửa Ông: 114 mm; Ba Đồn: 103mm, và đã có những thiệt hại đầu tiên trong bão số 5.
Năm tàu thuyền cùng với 17 bè mảng ở Cửa Ông và Vân Đồn đã bị vỡ. Ở Hải Phòng, dọc bờ biển Đồ Sơn, hàng loạt cây dừa, cây gạo đều nghiêng ngả trước gió bão. Những con sóng cao trên 3 mét liên tục chồm vào bờ, và đến lúc này ở Hải Phòng đường xá vắng tanh do người dân đã trú ẩn ở trong nhà.
Hiện bão số 5 vẫn đang tiếp tục đi sâu vào đất liền và chạy men theo Trung du và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, hướng về các tỉnh thành thuộc khu vực phía Tây Bắc Bộ.
Vùng đảo Cát Bà hiện bị cô lập hoàn toàn, các phương tiện không thể ra vào được. Trên các lồng bè, chỉ còn nam thanh niên, còn hơn 30 người già, phụ nữ và trẻ em được đồn biên phòng 54 và Ban quản lý Vịnh Cát Bà đưa lên tránh trú bão tại Trường tiểu học Chu Văn An, thị trấn Cát Bà. Hầu hết các khách du lịch đã trở về đất liền, phần còn lại đã được đưa đến nơi an toàn.
Trước đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, 10 giờ ngày 30-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, ở đảo Cô Tô có gió mạnh 26m/s (cấp 10), giật 38m/s (cấp 13); đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật 33 m/s (cấp 12); Cửa Ông (Quảng Ninh) đã có gió mạnh 22m/s (cấp 9), giật 38m/s (cấp 13); Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió mạnh 15m/s (cấp 7); giật 21m/s (cấp 9); Thái Bình có gió mạnh 12m/s (cấp 6); giật 19m/s (cấp 8).
Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa phổ biến 20 - 50mm; một số nơi có mưa to hơn như Cô Tô 119mm; Móng Cái 97mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 114mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 103mm….
Hồi 10 giờ ngày 30-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 22 giờ ngày 30-9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Việt Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, vùng áp thấp này tiếp tục đi sâu vào đất liền suy yếu và tan dần
Do ảnh hưởng của bão ở vịnh Bắc Bộ ngày hôm nay (30-9) còn có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11; các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7.
Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 - 4 mét. Các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.
Thông báo lũ khẩn cấp sông Cửu Long
Lũ thượng nguồn sông Mê Kông đang xuống; vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) đang lên và ở mức lũ đặc biệt lớn, một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử.
Mực nước cao nhất ngày 29-9, trên sông Cửu Long như sau:
Dự báo:
Trong những ngày đầu tháng 10, lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên sẽ lần lượt đạt đỉnh; sau đó biến đổi chậm.
Đỉnh lũ cao nhất năm tại Tân Châu có khả năng ở mức 4,9m, cao hơn BĐ3: 0,4m; trên sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 4,3m, cao hơn BĐ3: 0,3m; các trạm chính vùng ĐTM và TGLX lên trên mức BĐ3 từ 0,2 - 0,4m.
Lũ đầu nguồn sông Cửu Long còn tiếp tục duy trì trên BĐ3 đến giữa tháng 10. Đến ngày 4-10, mực nước tại Mộc Hóa sẽ lên mức 2,4m ở mức BĐ3.
Cần chủ động phòng chống lũ đặc biệt lớn, ngập sâu ở vùng đầu nguồn và Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
Phòng chống bão số 5, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:
An toàn tính mạng, tài sản của người dân và các khu vực xung yếu đặt lên hàng đầu
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác về chỉ đạo, kiểm tra việc phòng, chống cơn bão số 5 tại thành phố Hải Phòng vào sáng 30-9.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp kiểm tra tuyến đê biển 1 và 2 tại Đồ Sơn, Kiến Thụy. Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác sẵn sàng ứng phó cơn bão số 5 của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là công tác kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn. Thành phố đã làm tốt việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đối với công tác phòng, chống bão lụt.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải an toàn tối đa, tốn kém cũng phải làm hơn là bị thiệt hại. Các địa phương không được chủ quan với thiên tai, triển khai hiệu quả hơn phương án “bốn tại chỗ”. Đối với các khu vực xung yếu phải rà soát, huy động mọi nguồn lực thường trực ứng phó, xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra; sơ tán dân ở những vùng nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão về nơi trú bão an toàn.Bão số 5 đổ bộ Hải Phòng nhanh hơn so với dự kiến. Huyện đảo Bạch Long Vỹ và Cát Hải đã có gió giật cấp 9 kèm mưa to. Đến 10 giờ, thành phố Hải Phòng đã cơ bản hoàn tất công tác ứng phó bão số 5. Công an thành phố triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tư, chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia xử lý trước, trong và sau bão. Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Hải Phòng điều động tàu TKCN KN09 và xuồng ST1200 ra ứng trực tại đảo Cát Bà và Cát Hải. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I bố trí tàu SAR 411 ứng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Sở Giao thông vận tải triển khai các phương án đảm bảo giao thông đường bộ, các tuyến phà biển. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động tại khu vực cảng thực hiện phương án bảo vệ an toàn tại các cầu tàu, bến cảng, kho tàng, tàu vận tải. Sở Công thương chuẩn bị lương thực, thực phẩm cấp phát cho nhân dân với 20.000 thùng mỳ ăn liền, 50 tấn gạo, 1.000 kg đường, 7.000 thùng nước uống đóng chai và các nhu yếu phẩm khác. Công ty Điện lực thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống điện. Sở Giáo dục và Đào tạo đã cho học sinh nghỉ học ngày 30-9 để tránh bão.
Các địa phương đã hoành triệt 55 cống xung yếu và 8 cửa khẩu qua đê. Khoảng 12.900 người dân vùng xung yếu; g ần 4.100 phương tiện và 13.745 lao động; 543 lồng bè đã vào nơi trú bão. Huyện Cát Hải và quận Đồ Sơn, tất cả các tàu du lịch đã dừng chở khách, về neo đậu tại bến.
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Dương Anh Điền chỉ rõ, địa phương nào để xảy sự cố về người trong đợt bão lũ thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm
Theo TTXVN