> GS Ngô Bảo Châu: Thi không đảm bảo nghiêm túc thì nên bỏ
> Chủ tịch nước yêu cầu đổi mới giáo dục
Hơn bao giờ hết, vấn đề chất lượng và hòa nhập đang được đặt ra cấp thiết đối với giáo dục đại học trong năm học này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong xung quanh các vấn đề của năm học mới.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Luật Giáo dục đại học (GD&ĐH) có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 và sau 8 tháng triển khai thực hiện Luật GD ĐH đang đi vào cuộc sống, trước hết là nhận thức - việc lựa chọn ngành học của thí sinh đã có sự thay đổi.
Cùng với đó là sự thay đổi mạnh mẽ về quản lý của Bộ GD&ĐT: Chuyển từ quản lý nặng về chuyên môn sang quản lý nhà nước, Bộ không làm thay công việc của nhà trường mà tập trung thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.
Bộ trưởng cũng cho biết, ngành GD&ĐT đã đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ĐH trong việc xác định và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tuyển sinh, trong xác định phương thức tuyển sinh, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo...vv.
Bộ trưởng cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm 2013-2014 là ngành GD sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa trên quy mô sang mô hình dựa trên chất lượng và hiệu quả.
Trong đó chú trọng các vấn đề sau: Xây dựng khung trình độ quốc gia, làm cơ sở cho việc phân tầng, xếp hạng cơ sở GD ĐH; phân luồng học sinh sau trung học và tổ chức liên thông, liên kết đào tạo trong nước và quốc tế; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập một số tổ chức kiểm định chất lượng GD, từng bước triển khai công tác kiểm định chất lượng GD; tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD ĐH đi đôi với kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội...
Về việc hòa nhập cộng đồng ASEAN, Bộ trưởng cho rằng các học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam đang được tiếp nhận vào học thạc sỹ, tiến sỹ tại các trường đại học của Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia… mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Trên thực tế, Bộ trưởng nói, việc sử dụng một số văn bằng chuyên ngành đặc thù như: Kiến trúc sư, Kỹ sư, Bác sỹ, Luật sư… đều phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của nước sở tại. Chính vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh, việc đưa ra một nguyên tắc chung cho các nước ASEAN trong việc công nhận các văn bằng chuyên ngành để hành nghề cũng đang được các cơ quan chuyên môn của tất cả các nước trong khối ASEAN thảo luận để đi tới thống nhất.