Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết rằng Hàn Quốc đang “ngập” trong biểu tình, rằng phong trào đòi luận tội ông Yoon đang lớn mạnh mỗi ngày.
Theo các nhà phân tích, kết quả cuộc bầu cử ngày 10/4 sẽ không dẫn đến thay đổi lớn nào trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.
Một số nhóm công đoàn đang tổ chức biểu tình phản đối Tổng thống Yoon, nhưng không rộng khắp như làn sóng dẫn đến sự sụp đổ của nữ Tổng thống Park Geun-hye năm 2017.
Chính sách cứng rắn của ông Yoon với Triều Tiên khiến Bình Nhưỡng khó chịu.
Đầu năm nay, Triều Tiên sửa cách gọi Hàn Quốc là một miền bị chia cắt thành “quốc gia thù địch”, và nhà lãnh đạo Kim Jong Un nói rằng việc thống nhất một cách hòa bình là điều không thể. Ông cũng chỉ đạo quân đội chuẩn bị “bình định và chiếm đóng” Hàn Quốc nếu khủng hoảng nổ ra.
Từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc trong bế tắc, hai bên vẫn giữ chính sách đối xử với nhau không giống các quốc gia khác, như sử dụng các cơ quan đặc biệt để xử lý quan hệ hai miền và có chính sách tái thống nhất hòa bình trong tương lai.