Babetta là dòng xe moped (xe máy có bàn đạp) của nhà máy JAWA (Tiệp Khắc cũ). JAWA xuất phát từ sự hợp nhất của JAWA và một nhà máy sản xuất đạn thành lập năm 1928 có tên Ceske Municne a Korodelne Zavody Brno, sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1948 đổi tên thành Povazska Strojarne (PS).
Babetta ban đầu ra đời để phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang các nước cùng khối như Hungaria, Bulgaria, Romania, Đông Đức vẫn dưới thương hiệu Manet. Hai phiên bản gồm loại moped bánh 23 inch và loại 16 inch ra đời.
Năm 1970, nhà máy sản xuất 100 chiếc chỉ để chạy thử và phục vụ cho các hoạt động marketing. Đến năm 1971, xe mới chính thức tung ra thị trường. Vào thời điểm này xe chưa có giảm xóc sau, nhưng đã xuất hiện hệ thống đánh lửa, yếu tố chỉ tìm thấy trên ôtô.
"Tiền thân" của Babetta
Nhưng cái tên Manet không được nhà máy sử dụng nữa và muốn thay thế bởi một cái tên khác. Quá trình tìm kiếm một cái tên thương mại thực sự không hề dễ dàng nhưng cũng khá thú vị.
Năm 1975, xe bổ sung hệ thống giảm xóc sau với cái tên Babetta 207. Thành công rực rỡ của chiếc moped phải kể đến năm 1976, với 100% số xe sản xuất ra đều dành cho xuất khẩu. Một thời gian dài sau, xe trang bị thêm đèn chiếu sáng "Green-Light", những mẫu xe ra xuất xưởng có tốc độ tối đa chỉ ở mức 40 km/h.
Năm 1983 là thời điểm đánh dấu sự đổi mới của Babetta. Với tên gọi babetta 210, xe có thiết kế hoàn toàn mới đồng thời nâng cấp động cơ với hộp số tự động 2 cấp. Đến năm 1986, PS chuyển toàn bộ quy trình và dây chuyển sản xuất tới vùng nông thôn Kolarovo gần biên giới Hungaria.
Việc không liên lạc thường xuyên giữa nhà máy mới và cũ khiến những sản phẩm ra đời ở Kolarovo phần nào không còn được tin tưởng như trước, nhưng vẫn rất nhiều thế hệ Babetta ra đời ở đây, đều phát triển trên nền tảng chiếc 210.
Babetta rất được ưa chuộng ở Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước, chỉ những gia đình khá giả hoặc có người nhà đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc thì mới có thể mua được loại xe này. Chỉ có điều, ngày ấy đi lao động xuất khẩu cũng phải chọn lý lịch khắt khe lắm mới được, nhất lại là đi Tiệp, nên người sở hữu Babetta càng thêm vẻ kiêu hãnh.
Nhưng khi Việt Nam mở cửa, hàng Nhật theo các thủy thủ viễn dương tràn về, Babetta dần dần hết thời, nhường chỗ cho những Honda Cub, DD đỏ. Tuột mất đi sự “sủng ái” của những chàng trai thủ đô, hay những ông chủ khá giả khác ở đất Bắc, “Cô gái Tiệp Khắc” tàn tạ dần nhan sắc và dần trở thành chiếc xe chuyên đi thồ hàng
Theo Thảo Anh