Hầu hết chúng ta khi nghĩ về “những nhà phát minh”, thường liên tưởng tới những người như anh em nhà Wright, Alexander Graham Bell hoặc Thomas Edison - những người đã thay đổi thế giới bằng cách tạo ra một cái gì đó mới mẻ và còn sống để kể lại câu chuyện về nó. Nhưng ít ai biết rằng có những nhà phát minh không may mắn như vậy. Bởi trong quá trình cố gắng tạo ra những cỗ máy cho tương lai, họ cuối cùng lại trở thành nạn nhân của chính tác phẩm của mình trong quá trình hoàn thiện chúng.
Franz Reichelt - hay “The Flying Tailor” - là một thợ may người Áo sinh ra và sống ở Pháp vào đầu những năm 1900. Ông được ghi nhận là người tiên phong phát triển bộ đồ dù lượn có thể mặc được, nhưng nó trông không như những chiếc dù hiện đại ngày nay mà giống một chiếc khăn trải giường được giữ bằng dây. Nhưng điều đó không ngăn được Reichelt tự mình thử nghiệm nó bằng một cú nhảy khỏi tháp Eiffel vào đầu tháng 2/1912.
Trên thực tế, ông đã tự tin vào cú nhảy đó đến mức đã gọi báo chí địa phương đến để quay phim phát minh của mình. Không cần phải nói, mọi chuyện đã không diễn ra như dự định. Reichelt lao xuống khỏi tòa tháp, cùng bộ quần áo, với hộp sọ bị nghiền nát, cùng nhiều đoạn xương văng ra khỏi cơ thể khi ông rơi xuống đất, chết gần như ngay lập tức. Thậm chí toàn bộ sự kiện đã được ghi lại, tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích bạn tìm kiếm và xem lại nó.
Đứng thứ hai trong danh sách là William Bullock, một nhà phát minh người Mỹ sống vào giữa thế kỷ 19, người được công nhận là một trong những cha đẻ đầu tiên của ngành in hiện đại. Năm 1863, Bullock đã tạo ra một loại máy in mới giúp cắt giảm đáng kể thời gian và lao động được sử dụng, thay thế cho dòng máy in quay được sử dụng rộng rãi đã được ra mắt công chúng khoảng 20 năm trước đó.
Vấn đề duy nhất với chiếc máy này - cũng như trường hợp của tất cả những cỗ máy được tạo ra vào thời đó - là nó không phải là thứ có thể được gọi là “an toàn”. Bullock đã nhận thấy phát minh mới của mình không an toàn như thế nào vào ngày 3/4/1867, khi chân của ông bị hút vào một trong các máy ép khi nó đang được lắp đặt tại một tòa báo địa phương ở Philadelphia. Chân của ông bị dập nát và trở nên hoại tử trong vòng một tuần. Chỉ 9 ngày sau vụ tai nạn, Bullock đã chết trong một cuộc phẫu thuật cắt cụt phần chân bị dập nát của mình.
Năm 1917, kỹ sư Liên Xô Valerian Abakovsky nảy ra ý tưởng ghép những bộ phận tốt nhất của một chiếc máy bay (đời đầu) lên những bộ phận tốt nhất của một toa tàu (đời đầu). Và ông muốn sử dụng thiết bị có cấu tạo mới này để chở các quan chức Liên Xô đi khắp nước Nga. Kết quả, thứ có tên "Aerowagon", ở hình trên, chỉ tồn tại được bốn năm trước khi nó bị tháo dỡ.
Vào ngày 24/7/1921, khi Abakovsky đang thực hiện một chuyến đi từ Mátxcơva cùng với một số đại biểu quốc tế thì chiếc xe bất ngờ trật bánh, giết chết 7 trong số 22 người trên khoang. Abakovsky nằm trong số những người thiệt mạng, và chỉ mới 25 tuổi khi vụ tai nạn xảy ra.
Nhà phát minh người Áo Max Valier là một trong những cái tên được ghi nhận đã phát minh ra Opel RAK, chiếc máy bay chạy bằng tên lửa đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy bay Opel RAK đầu tiên (có thể nhìn thấy trong ảnh trên) đã có thể bay với tốc độ 75km/h trong chuyến bay đầu tiên vào tháng 3/1928.
Khoảng hai năm sau chuyến bay đầu tiên này, Valier đã chuyển sang thử nghiệm với nhiên liệu đẩy chất lỏng. Kết quả là ... đó không phải là lựa chọn tốt nhất. Ông đã tử vong vào ngày 7/5/1930 khi nhiên liệu có cồn của trong một trong những tên lửa đã bắt lửa trên băng ghế thử nghiệm, phát nổ và cuốn theo Valier.
Thomas Midgley Jr, một kỹ sư cơ khí ở Pennsylvania, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là người đã phát triển "chì" được sử dụng trong xăng pha chì. Ông thậm chí được gọi là “nhà phát minh có hại nhất trong lịch sử”, người góp phần tạo ra những thay đổi về biến đổi khí hậu ngày nay.
Và chính thứ hóa chất ông phát minh ra đã giết chết Midge. Nó đã khiến ông mắc bệnh bại liệu. Và theo báo cáo của Tạp chí Time thì vào ngày 13/11/1944, Midgely đã vô tình thắt cổ mình trên một chiếc dây nịt, thứ mà ông đã nghĩ ra để có thể ra khỏi giường.
Nhà phát minh Henry Smolinski ở Ohio, Mỹ đã bắt đầu các nỗ lực của riêng mình để chế tạo một chiếc máy bay lai xe hơi vào đầu những năm 70 . Mang tên “AVE Mizar”, nó được chế tạo bằng cách gắn bánh lái và cánh từ một chiếc máy bay Cessna vào phía sau của một chiếc xe Ford Pinto, dẫn đến tình trạng ngoại hình trông khá lộn xộn như trong bức ảnh trên.
Vào ngày 11/9/1973, trong một chuyến bay thử nghiệm ở Camarillo, bang California, một trong những thanh chống cánh đã tách ra khỏi thân của chiếc Pinto khi chiếc máy đang bay giữa chừng. Không cần phải nói, chiếc xe đã lao xuống đất. Pinto (cùng với Smolinski, người đang điều khiển lúc đó) đã không sống sót sau chuyến đi.
Tất nhiên, danh sách này sẽ không hoàn chỉnh nếu không có Marie Curie. Nhà hóa học và nhà phát minh nổi tiếng này đã phát hiện ra radium và polonium cùng với chồng mình là Pierre vào cuối những năm 1800. Nhưng bà cũng đã biến đổi ngành y học mãi mãi khi tạo ra máy X quang di động đầu tiên.
Tương tự như các máy chụp X-quang được sử dụng trong các bệnh viện ngày nay, các thiết bị to cỡ xe hơi của Curie có thể được sử dụng bởi các bác sĩ phẫu thuật quân đội trên chiến trường để nhanh chóng ghi nhận hình ảnh của bất kỳ viên đạn hoặc mảnh bom nào mắc kẹt bên trong bệnh nhân.
Mặc dù thiết bị của bà có thể đã cứu được vô số người trên chiến trường, nhưng cuối cùng chính nó có thể đã giết chết nhà phát minh đại tài này. Việc bà ấy tiếp xúc quá nhiều với tia X sau này đã được nhiều người chấp nhận là một trong những nguyên nhân cốt lõi đằng sau tình trạng bệnh thiếu máu nguy hiểm, thứ cuối cùng đã giết chết bà vào ngày 4/6/1934.
Alexander Bogdanov là một bác sĩ người Nga, người được ca ngợi rộng rãi là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực truyền máu. Nhưng ông cũng nổi tiếng vì đã thử một số thí nghiệm truyền máu cho chính mình. Từ năm 1924, ông bắt đầu trao đổi máu của mình với một số bệnh nhân. Bốn năm sau, vào ngày 7/4/1928, ông hoàn thành thí nghiệm cuối cùng của mình, khi thử hoán đổi máu của chính mình với máu của một sinh viên y khoa bị bệnh sốt rét và bệnh lao. Cậu học sinh đã hồi phục hoàn toàn sau thủ thuật, nhưng Bogdanov qua đời khá nhanh sau đó.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là John Day, một thợ mộc người Anh, người đã vinh dự là người đầu tiên thương vong trên tàu ngầm từng được ghi nhận. Năm 1774, Day đã tạo ra một “buồng lặn” bằng gỗ (thứ có biệt danh là “Maria” ) để ở dưới nước ở độ sâu khoảng 40 mét trong 12 giờ, trước khi anh ta cần phải lên mặt nước.
Thay vào đó, vào ngày 22/6 năm đó, sau khi anh ta tự khóa cửa con tàu Maria và chất lên nó những quả nặng cho lần hạ thủy đầu tiên, con tàu đã chìm xuống dưới đáy, với Day bị mắc kẹt bên trong. Anh ấy đã chết.
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/9-nha-phat-minh-bi-giet-boi-chinh-phat-minh-cua-ho-162210612175931506.htm