Theo trang Livestrong, viêm âm đạo hoặc các bệnh tật khác của âm đạo có thể ghé thăm bạn khi sự cân bằng bình thường của vi khuẩn bị phá vỡ.
Viêm âm đạo hoặc những bệnh tật của âm đạo có thể khiến người bị bệnh cảm thấy cực kỳ khó chịu, nhưng may mắn thay nó thường không nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm.
Khi vùng kín bị bốc mùi, bạn hãy nghĩ tới những thủ phạm sau:
1. Nhiễm khuẩn
Thông thường, ở vùng kín luôn tồn tại loại vi khuẩn lactobacillus để bảo vệ âm đạo. Tuy nhiên “những cuộc xâm lược” của các vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn gây hại) có thể nhanh chóng lây lan qua đường tình dục và giết chết các vi khuẩn Lactobacilli (khuẩn sữa).
Ban đầu, khi bị nhiễm khuẩn, bạn có thể không chú ý vì chúng thường có những triệu chứng nhẹ như ngứa ngáy. Khi ấy, vùng kín của bạn cũng có thể tiết dịch thải âm đạo nhiều hơn bình thường và mùi của nó hơi tanh.
Các mùi khó chịu ở âm đạo sẽ tăng lên mạnh mẽ hơn khi bạn tiếp xúc với tinh dịch hay bạn đang trong thời gian hành kinh (cả hai môi trường này đều là môi trường kềm) chúng sẽ làm tăng độ pH của âm đạo nhiều hơn.
2. Trichomoniasis (bệnh trùng roi)
Trichomoniasis là một bệnh nhiễm trùng vùng kín được gây ra bởi sự phát triển quá mức của động vật nguyên sinh trên các lớp tinh mạc âm đạo. Bệnh Trichomoniasis thường do lây truyền qua đường tình dục.
Khi bị động vật nguyên sinh xâm nhập vào các tế bào niêm mạc âm đạo, chúng thường khiến vùng kín ngứa, đau rát khi đi tiểu, sưng và đôi khi bị đau khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, Trichomoniasis cũng khiến dịch âm đạo xả ra mùi khó chịu. Những triệu chứng của bệnh này thường có thể phân biệt dễ dàng với các bệnh khác vì bệnh nhiễm trùng roi âm đạo làm dịch xả âm đạo ra rất nhiều, khí hư có bọt hoặc máu, hoặc màu vàng hơi xanh kèm theo việc có mùi hôi.
3. Nhiễm nấm men
Thực tế, có đến 75% tất cả các phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm men tại một số thời điểm trong đời. Y khoa gọi nó là chứng viêm âm đạo do nấm candida. Nhiễm nấm men là kết quả của việc phát triển quá mức nấm Candida albicans trong âm đạo. Biểu hiện rõ nhất của nhiễm nấm men là ngứa ngáy, khí hư xả ra dày và trắng đặc sánh như pho mát.
4. Nguyên nhân khác
Hiếm khi âm đạo bốc mùi hôi có thể báo hiệu về một tình trạng bệnh tật nghiêm trọng hơn cho vùng kín, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu (PID) hoặc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, khi vùng kín thường xuyên bị bốc mùi kéo dài, phụ nữ luôn luôn nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ phụ khoa.
Nên và không nên làm ở vùng kín
Không nên làm:
- Tránh việc rửa âm đạo nhiều lần trong ngày mà không lau khô khiến vùng kín luôn ẩm ướt dễ sinh bệnh.
- Không nên dùng băng vệ sinh hằng ngày, vì nó có thể "ủ nóng" làm vùng kín không được thông thoáng khiến vi khuẩn sinh sôi, nhất là nếu không thay băng thường xuyên.
- Không dùng loại giấy không đảm bảo chất lượng để lau thấm vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Không sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ thường xuyên, vì nó sẽ làm giảm nồng độ pH khiến loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo bị tiêu diệt dần.
- Không dùng vòi sen thụt rửa âm đạo, vì những tạp chất trong nước có thể là nơi lý tưởng để vi khuẩn có hại cho âm đạo sinh sống.
Nên làm:
- Nên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho "cô bé".
- Nên mặc quần lót có chất liệu thoáng mát, tránh loại đồ lót chật.
- Nên vệ sinh âm đạo bằng bàn tay sạch thực sự, sau đó thấm thật khô bằng khăn hoặc giấy đảm bảo vệ sinh.
- Nếu bạn dùng băng vệ sinh hằng ngày để đối phó với tình trạng ra nhiều khí hư, nên thay thường xuyên