Tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô, D.V.A (SN 1995) - Cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội - chật vật tìm kiếm công việc đúng ngành trong thời điểm khủng hoảng kinh tế. Tại thời điểm đó, D.V.A đã lên kế hoạch chuyển ngành sang lập trình, tìm kiếm “sự nghiệp mới” để dễ dàng xin được việc làm. Chỉ sau 1 năm học lập trình thực chiến, anh đã là lập trình viên cốt cán cho Pentalog - Công ty phần mềm của Pháp.
“Cú quay xe” của D.V.A là một trong những trường hợp khá phổ biến tại thời điểm khó khăn này. Theo Aptech - đơn vị lâu năm về đào tạo Lập trình Quốc tế tại Việt Nam, tỉ lệ sinh viên/người đi làm thuộc các ngành khác chuyển sang học Lập trình tại Aptech đã tăng cao nhất từ trước tới nay, lên tới 30% trong 2 năm kinh tế khó khăn gần đây.
Đường đi nào giữa “cơn bão” lay-off
Giữa cơn bão sa thải, nhiều người lao động lựa chọn chạy theo những công việc khác nhau để duy trì thu nhập tối thiểu. Việc này trước mắt sẽ giúp họ có thể “cầm cự” trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bản thân sẽ bị mai một nhanh chóng. Trong khi đó, thị trường tuyển dụng ở thời kỳ phục hồi kinh tế rất cần những nhân sự cứng về cả kỹ năng lẫn chuyên môn. Do vậy, khi không chuẩn bị sẵn sàng hành trang về kiến thức, kinh nghiệm, họ sẽ bị “bỏ lỡ” làn sóng tuyển dụng khi kinh tế phục hồi.
Các chuyên gia tuyển dụng cũng nhận định rằng, tại thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, việc ưu tiên đầu tư cho học tập là chiến thuật sáng suốt nhất để có thể nhanh chóng bắt kịp thị trường khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn hồi phục.
Người chuyển ngành nên làm gì để tạo "plot twist" trong mùa Lay-off?
Cũng theo các chuyên gia, khi kinh tế phục hồi vào khoảng cuối năm 2024 và đầu 2025, một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất là CNTT. Đây cũng là lý do giải thích cho “cơn sóng” chuyển sang CNTT từ các ngành khác tại thời điểm này. Vậy để có thể đi làm được sau 6-12 tháng học lập trình, dân tay ngang cần lưu ý 4 điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, người học nên lựa chọn lộ trình học bài bản bởi việc này giúp người chuyển ngành đi đúng hướng và nhanh chóng xóa bỏ tâm lý hoang mang ngay từ bước đầu. Lộ trình học phải cung cấp kiến thức vững chắc có hệ thống về lập trình cơ bản, đào tạo những công nghệ doanh nghiệp cần nhất và cách áp dụng chúng vào thực tế. Từ đó, hướng tới nâng cấp toàn diện kỹ năng ở 3 phần: Front-end, Back-end, cơ sở dữ liệu, giúp học viên hoàn thiện các kỹ năng để trở thành lập trình viên Full-stack - vị trí có thể đảm nhận tất cả công việc trong một dự án lập trình, cũng là vị trí có mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thông tin (CNTT)
Thứ hai, chương trình đào tạo phải giảng dạy cập nhật đủ những công nghệ lập trình mới nhất, trong đó bao gồm 5 công nghệ lập trình phổ biến, được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều (JavaScript, Java, PHP, .Net, Python), cùng nhiều công nghệ khác đang được trả lương cao trên thị trường IT. Theo các chuyên gia CNTT hàng đầu, để làm được việc tại doanh nghiệp, người học cần biết ít nhất 10 công nghệ lập trình.
Thứ ba, người học nên lựa chọn những chương trình giảng dạy theo mô hình học thực chiến. Theo đó, một mô hình học thực chiến lý tưởng phải cân bằng giữa việc học lý thuyết và thực hành, đảm bảo người học vẫn nắm được kiến thức nền tảng, nhưng vẫn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Cùng với đó, mô hình học thực chiến cần tạo cho học viên nhiều cơ hội được làm những dự án thực tế theo chuẩn quy trình phần mềm.
Đây cũng là tiêu chí được chuyên gia nhấn mạnh bởi ngành CNTT có tính ứng dụng cao nên ngoài kiến thức chuyên môn về công nghệ lập trình, các doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm thực tế.
Anh N.V.L vừa tốt nghiệp khóa Lập trình viên Quốc tế của Aptech, hiện đang giữ vị trí Lập trình viên Android tại doanh nghiệp phần mềm Csupporter chia sẻ: "Mình may mắn được làm 4 dự án theo chuẩn quy trình phần mềm trong quá trình học, nên khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp, mình đã có thể tham gia vào dự án phần mềm mà không tốn thời gian để làm quen. Vì vậy mình nhận được đánh giá tốt từ công ty và các anh chị quản lý”.
Cuối cùng, học viên nên lựa chọn những giảng viên là các chuyên gia “lão làng” trong ngành CNTT. Qua đó, trong quá trình học, giảng viên có thể giúp các “tay mơ” tránh được những sai lầm thường gặp, định hướng cách chọn ngôn ngữ lập trình và có thể cung cấp nguồn tài liệu tham khảo phù hợp giữa rừng kiến thức rộng lớn. Đồng thời, người học có được những kinh nghiệm thực tế để rút ngắn thời gian hòa nhập ở doanh nghiệp nhờ “kho tàng” kinh nghiệm từ các chuyên gia.
“Nhờ có sự dẫn dắt từ các giảng viên có kinh nghiệm thực chiến trong quá trình học mà khi đi làm, mình được hiểu rõ những vấn đề mà doanh nghiệp đang triển khai thông qua các ví dụ thực tế và biết được những “câu chuyện thật” trong ngành. Mình giảm hẳn sự bỡ ngỡ, áp lực ban đầu và cảm thấy tự tin, nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.” - anh D.V.A chia sẻ.
Có thể nói, dân chuyển ngành sang CNTT hoàn toàn có thể biến những thách thức thành cơ hội trong tình hình thị trường khó khăn chung. Việc mở rộng kỹ năng và kiến thức chuyên môn giúp tạo ra đà để bứt phá, đón đầu làn sóng tuyển dụng khi kinh tế hồi phục.