Vì sao trứng vịt lộn phải ăn kèm rau răm?

Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Loại rau này nổi tiếng là kẻ thù của “chuyện ấy”. Từ xa xưa nhiều người còn truyền miệng nhau rằng, các nhà tu hành trong các nhà chùa thường sử dụng rau răm để giảm bớt ham muốn đời thường. Nó thường được dùng ăn kèm với trứng vịt lộn.

 Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm

  Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. 

 Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mục nói: rau răm trừ độc trong tôm cá. 

Nam dược thần hiệu nói: Trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). 

Các sách về sau còn dùng rau răm để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai.

Người dân Campuchia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…

Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Tuy rau răm không độc nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, dung lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt). 

 Do vậy, sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, an tâm tu hành để đắc đạo là chuyện có thật diễn ra từ lâu trong đời sống nhà chùa.

Việc ăn trứng vịt lộn với rau răm không rõ bắt nguồn từ đâu, từ bao giờ nhưng theo truyền miệng trong dân gian. Mỗi khi ăn hột vịt lộn, chắc chắn bạn phải có rau răm làm gia vị cùng với mấy lát gừng và muối tiêu. Bạn có biết vì sao không?  

Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải ăn kèm rau răm vì rau răm giảm bớt ham muốn tình dục do trứng vịt lộn gây nên.

Theo đông y thì điều này là sự cân bằng Âm – Dương của thiên nhiên, tạo ra những món ăn hoàn hảo. 


Trứng vịt lộn thì tính hàn và đại bổ dưỡng. 

Rau răm gừng và tiêu làm cho thức ăn ấm lại, chống được hậu quả lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.  

Theo Theo Lao Động