Hà Nam. Ảnh: Đỗ Cường.
Thượng tá Trần Trọng Đạo nói: Hà Nam có mạng lưới giao thông khá dày, đặc biệt là có các tuyến quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 21, quốc lộ 38. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh, bình quân khoảng 22 đến 30 chuyến tàu mỗi ngày.
Ngoài ra còn có các tuyến sông chính như sông Hồng, sông Đáy nối mạch vận chuyển giữa các tỉnh phía bắc miền Trung với Hải Phòng. Lưu lượng người tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ bình quân khoảng 30 đến 35 ngàn lượt phương tiện mỗi ngày, đặc biệt tăng đột biến vào các dịp lễ hội, tết, ngày nghỉ cuối tuần trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập.
Trước thực tế này, lực lượng CSGT đã triển khai những hoạt động nào để đảm bảo ATGT?
Từ 2008, chúng tôi đã tham mưu cho chủ tịch tỉnh xây dựng một đề án đảm bảo ATGT trên địa bàn toàn tỉnh.
Chúng tôi phối hợp với các ngành chức năng đoàn thể như Đoàn thanh niên, Mặt trận, Hội phụ nữ đẩy mạnh tuyên truyền. Chú trọng vào nội dung văn hóa giao thông chẳng hạn như: bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện; cảnh báo hiểm họa từ việc sử dụng rượu bia khi lái xe.
Kết hợp tuyên truyền gắn với những nội dung cụ thể của Hà Nam với chương trình hành động thập kỷ ATGT. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức khảo sát nắm chắc tình hình ATGT để kiến nghị tổ chức giao thông tại những giao lộ dễ ùn tắc, xác định và tìm cách loại bỏ dần những điểm đen về ATGT trên toàn bộ các tuyến.
Biện pháp nữa là tăng cường lực lượng phương tiện tổ chức tuần tra trên các tuyến, tập trung vào những lỗi chính về ATGT theo chuyên đề như: xe chạy quá tốc độ: xe khách; xe tải chở vật liệu xây dựng; tập trung xử lý lái xe vi phạm về nồng độ cồn. Ngoài ra chúng tôi phối hợp chặt chẽ với phòng cảnh sát giao thông công an các tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, đảm bảo phân luồng giao thông vào các dịp lễ.
Kinh nghiệm của Hà Nam trong công tác này là gì?
Tính chủ động, vào cuộc của các cấp uỷ đảng, chính quyền cũng như công tác phối hợp giữa các ngành là rất quan trọng. Tôi cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền hướng theo các nhóm đối tượng đặc thù. Chẳng hạn ngay như đối với lái taxi, họ là lực lượng thường xuyên có mặt trên đường, chúng tôi gặp gỡ tuyên truyền trực tiếp theo những chương trình cụ thể.
Ngoài ra để có sức lan toả hơn nữa, cần tập trung tuyên truyền mạnh vào những người trẻ, những đoàn viên, thanh niên, những sinh viên trong các trường học trên địa bàn.
Tại TP Phủ Lý số lượng học sinh sinh viên của các trường lên tới cả vạn người. Đây là lực lượng trẻ rất quan trọng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, họ vừa là những người trực tiếp tham gia giao thông, nhưng bản thân họ bằng những hoạt động thiết thực thông qua các chương trình tình nguyện như là những thông điệp có ý nghĩa về ATGT.
Cảm ơn ông.
Ngân Hà thực hiện